Thương Hiệu Nike

Thương hiệu với câu slogan kinh điển “Just do it” hiện đang là một trong những nhà cung cấp quần áo, giày dép và dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới. Mục lục 1 1. Tính biểu tượng 2 2. Lịch sử thương hiệu 3 3. Các dòng sản phẩm nổi bật 4 4. […]

Đã cập nhật 8 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Thương Hiệu Nike


Thương hiệu với câu slogan kinh điển “Just do it” hiện đang là một trong những nhà cung cấp quần áo, giày dép và dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới.

1. Tính biểu tượng

Bắt nguồn từ đam mê chạy bộ của những người sáng lập là cựu HLV điền kinh Bill Bowerman và học trò Phil Knight, nên không hề khó hiểu khi thương hiệu Nike được biết đến nhiều nhờ những ưu điểm kĩ thuật để hỗ trợ cho việc vận động. Có thể thấy niềm đam mê của Nike đối với thể thao qua phong cách đặc trưng mà hãng hướng đến đó là sự táo bạo, ham muốn chinh phục và quyết tâm trong thi đấu. Đến nay, Nike không chỉ được biết đến như là một thương hiệu giày thành công, mà còn được ví như một đại diện của văn hóa và phong cách Mỹ.

>>> Xem thêm: Top 5 khăn len nữ đẹp chuẩn cô gái mùa đông cho nàng

Tất nhiên, khi nhắc đến Nike thì không thể không kể đến logo và câu khẩu hiểu đầy ngạo nghễ “Just do it”. Ít ai biết rằng, biểu tượng dấu tick – Nike “swoosh” được thiết kế với giá chỉ 35 đô, và giờ đây nó trở thành logo mang tính biểu tượng nhất thế giới. Trong khi đó, câu khẩu hiệu lại được lấy cảm hứng từ di ngôn của tên sát nhân hàng loạt Gary Gilmore khi hắn đã thốt lên “let’s do it” vào giây phút bị xử tử năm 1977. Bí mật này được tiết lộ trong bộ tài liệu “Art & Copy” vào năm 2009. Tuy nhiên ngày nay, người ta chỉ nhớ rằng nó đã trở thành câu khẩu hiệu hay nhất thế giới, góp phần mang lại danh tiếng và lợi nhuận khổng lồ cho Nike.

>>> Xem thêm: Top 10 nước giặt được yêu thích năm 2020

2. Lịch sử thương hiệu

Từ niềm đam mê với môn thể thao chạy bộ và nhận ra được nhu cầu ngày càng tăng đối với giày chạy, Bill Bowerman và học trò Phil Knight đã thành lập Blue Ribbon Sport (BRS) vào năm 1964, hoạt động với vai trò phân phối giày thương hiệu Onizuka đến từ Nhật. Phải đến năm 1971, khi mối quan hệ với nhà cung cấp Nhật có sự rạn nứt, điều này đã thúc đẩy Bill cho ra đời thương hiệu Nike với những đôi giày do hãng tự thiết kế và sản xuất.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giặt chăn bông nhanh khô bằng máy giặt. Dịch vụ giặt chăn giá rẻ

Cửa hàng thể thao Blue Ribbon – Tiền thân của thương hiệu Nike ngày nay

Bill Bowerman – đồng sáng lập thương hiệu Nike

Nike Waffle Trainer là mẫu giày đầu tiên của Nike được ra mắt năm 1974. Tuy không phải là đôi giày thể thao đế đinh đầu tiên, nhưng nó là đôi giày đế đinh vuông làm từ nhựa urethane đầu tiên sở hữu độ bám vượt trội ở mọi địa hình. Cùng với trào lưu chạy bộ nở rộ tại Mỹ vào những năm đầu thập niên 70, có thể nói Nike đã có những năm khởi đầu hoàn hảo.

Những năm sau đó, Nike đã chọn tập trung phát triển đặc tính kĩ thuật và áp dụng Công Nghệ mới để cho ra mắt những đôi giày có thiết kế đặc biệt nhằm giữ vững vị thế trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Điển hình như Nike Air – loại giày có đệm khí ở đế ra mắt năm 1979, nhận được sự công nhận của ngôi sao bóng rổ nổi tiếng nhất mọi thời đại – Micheal Jordan cho Nike Air Jordan năm 1987, và tạo nên bước đột phá với Pegasus vào năm 1988.

Nike 1979

Đến nay, khi đã trở thành một “ông lớn” trên thị trường thể thao, Nike vẫn tiếp tục cống hiến, nỗ lực cho đam mê với thể thao, đồng hành với các vận động viên tới chiến thắng. Ngoài ra, Nike cũng đầu tư cho các chiến dịch vận động mọi người chơi thể thao nhằm đẩy lùi bệnh tim mạch và nâng cao sức khỏe, nhờ đó thương hiệu Nike trở nên gần gũi hơn với công chúng.

Mỗi năm, Nike tiêu tốn khoảng 100 triệu đô để đảm bảo độ phủ sóng của mình ở các đấu trường thể thao, từ tennis, golf, bóng chày, điền kinh đến bóng đá và bóng rổ. Ngoài ra, khi nói về Nike, chúng ta không thể không nhắc tới Micheal Jordan – ngôi sao bóng rổ đã góp phần làm nên tên tuổi và phong cách cá tính, táo bạo của Nike ngày nay. Hình ảnh tái hiện cảnh Micheal Jordan tung người lên không trung đã trở thành một trong những biểu tượng kinh điển đại diện cho Nike.

Mẫu giày Nike Air Jordan đột phá

Bên cạnh chiến lược quảng bá thương hiệu thông qua các cầu thủ, vận động viên, yêu tố chủ đạo mang lại thành công cho các chiến dịch quảng cáo của Nike chính là thông điệp khác biệt và nhắm đúng vào tâm lý người Mỹ, đó là ý chí vươn lên và khát khao chinh phục chiến thắng. Thông điệp đó được Nike truyền tải mạnh mẽ thông qua mọi chiến dịch quảng cáo Nike thực hiện. Giờ đây, khi thông điệp đó đã lan rộng trên toàn thế giới, Nike trở thành không chỉ là một thương hiệu giày nổi tiếng mà còn là một văn hóa, một hình mẫu để mọi người hướng tới.

Năm 2003, Nike mua lại Converse. Phần lớn chiến lược Nike chọn để áp dụng cho Converse đều nhắm vào thiết kế và tạo sự đa dạng về mẫu mã. Có thể thấy, sau hơn 40 năm “gắn bó” với thị trường giày thể thao chuyên dụng, Nike đang bắt đầu hướng tới thị trường giày thời trang.

3. Các dòng sản phẩm nổi bật

Với quan niệm “những đôi giày Nike ra đời vì khách hàng cần nó”, Nike chia các dòng sản phẩm của mình theo từng nhu cầu và môn thể thao riêng biệt như Lifestyle, bóng rổ, chạy bộ, bóng đá, gym,… Một trong những dòng giày kinh điển của Nike là Air Jordan dành riêng cho bóng rổ. Bên cạnh việc gắn bó với sự nghiệp của ngôi sao bóng rổ Micheal Jordan, điều đặc biệt của dòng này so với các dòng Nike khác là sự biến mất của logo “swoosh” trên thân giày bắt đầu từ Air Jordan 2. Điều này thể hiện sự tự tin của Nike vào chất lượng của bản thân đôi giày và không cần sự hậu thuẫn của danh tiếng thương hiệu.

Nike Lifestyle là dòng giày dành cho các tín đồ thời trang. Cùng với xu hướng kết hợp giày thể thao cùng thời trang đường phố, Nike Lifestyle đang ngày càng phổ biến với nhiều mẫu mã đa dạng và hợp xu hướng. Trong đó, các sản phẩm Nike Air Max và Nike Roshe Flyknit được ưa chuộng nhất.

Nike Air Max thế hệ mới

Nike Flyknit Multi-colors

Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, Nike Custom đã được ra mắt. Trong đó, khách hàng có thể tự chọn màu sắc và họa tiết để tạo ra đôi giày để phù hợp với cá tính và phong cách riêng của bản thân nhất.

Micheal Jordan trở thành đại sứ thương hiệu cho Nike từ năm 1987 sau ra mắt Nike Air. Cùng với Micheal Jordan, tiger Woods trở thành một trong những ngôi sao thể thao có thu nhập cao nhất nhờ vào hợp đồng đại sứ thương hiệu với Nike. Ngoài ra, Nike cũng nỗ lực “làm thân” với môn thể thao vua thông qua nhiều gương mặt đại diện là các cầu thủ nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là Ronaldo.

Chiến dịch quảng cáo Nike Write the Future

Với tham vọng chinh phục chiến thắng và luôn thách thức mọi giới hạn, Roger Federer cũng trở thành một trong những gương mặt đại sứ tiêu biểu, đại diện cho Nike trong “làng banh nỉ”.

4. Thị trường châu Á

Sau khi đã hoàn toàn chinh phục thị trường Âu – Mỹ, Nike chắc chắn cũng không thể bỏ qua thị trường đông dân và giàu tiềm năng là châu Á. Tuy lúc này, Adidas – đối thủ “truyền kiếp” của Nike có nhiều lợi thế của “kẻ đi đầu” vì gia nhập thị trường trước, nhưng Nike vẫn nhận được sự chào đón nồng nhiệt của thị trường, đặc biệt là giới trẻ. Nguyên do lớn nhất có lẽ đến từ phong cách “Just do it!” đã lan tỏa và chinh phục giới trẻ châu Á từ trước đó.

Ở Việt Nam, Nike chính thức có mặt trên thị trường từ năm 1996. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đầu tư chiến lược của Nike tại thì trường châu Á. Cùng với xu hướng quan tâm tới hình thể để “chụp ảnh đăng lên mạng xã hội”, giới trẻ đang là khách hàng mục tiêu chính của Nike tại Việt Nam thời gian gần đây. Hiện nay, có thể dễ dang tìm thấy các cửa hàng Nike chính hãng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Trong đó cửa hàng Nike có quy mô lớn nhất Việt Nam và lớn thứ 2 Đông Nam Á nằm tại Crescent Mall, Q.7, TP.HCM.

Các thương hiệu nổi tiếng khác