Christian Dior là nhà mốt xa xỉ bậc nhất tại Pháp, lừng danh trên khắp thế giới với phong cách Haute Couture đậm tính kiến trúc và sự quyến rũ hoa mỹ.
1. Tính biểu tượng
Sự nghiệp nghệ thuật của nhà thiết kế Christian Dior đánh dấu một thập niên quan trọng của lịch sử Haute Couture, và trở thành di sản của nước Pháp. Những chiếc váy Haute Couture trong bộ sưu tập The New Look (1947) – là sự hòa hợp chủ nghĩa lãng mạn, nữ quyền và tính hiện đại – là nhân tố quan trọng đã vực dậy ngành Công Nghiệp thời trang Paris sau Thế Chiến II. The House of Dior là ngôi nhà của các tài năng trẻ xuất chúng, với nhiều lập trường sáng tạo và chủ nghĩa thời trang khác nhau, nhưng vẫn luôn kế thừa những giá trị kinh điển của nhà sáng lập. Nhà mốt Christian Dior đến nay vẫn là biểu tượng bất biến của giới thời trang thượng lưu, được yêu thích bởi những nhân vật, ngôi sao nổi tiếng quốc tế, và là “niềm hạnh phúc” xa xỉ của tất cả phụ nữ trên khắp thế giới. Các dòng sản phẩm dưới tên Dior, từ trang phục đến phụ kiện túi xách, giày, nữ trang, nước hoa…đều mang đậm tinh thần quyến rũ đột phá và sâu sắc của nhà thiết kế bậc thầy Christian Dior.
Xem thêm: 5 mẫu khăn len nữ đẹp chuẩn cô gái mùa đông cho nàng
2. Lịch sử sáng lập
Christian Dior sinh năm 1905 tại Granville, thuộc miền bắc nước Pháp. Xuất thân từ một gia đình giàu có và được kỳ vọng sẽ trở thành một nhà ngoại giao, tuy nhiên ông vẫn luôn mong muốn được theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật của mình. Từ 1935 – 1940, Dior vẽ minh họa cho tạp chí Figaro Illistré, làm trợ lý thiết kế cho 2 nhà thời trang Robert Piguet và Lucien Lelong. The House of Dior được thành lập vào ngày 08/12/1946 tại nhà riêng ở số 30 Avenue Montaigner – Paris với sự đầu tư tài chính của Marcel Boussac. 16/12/1947, Dior cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên và được gọi tên là The New Look, với những thiết kế mang tính cách mạng đã trở thành di sản của nhà Dior.
Xem thêm: 12 cách diệt mối tận gốc tại nhà an toàn, hiệu quả
Sự qua đời đột ngột của Dior vào năm 1957 dẫn đến sự khủng hoảng tột bậc. Vị trí nhà thiết kế của hãng lần lượt được tiếp quản bởi Yves Saint Laurent – năm 1957, Marc Bohan – năm 1960 và nhà thiết kế gốc Italy, Gianfranco Ferré – năm 1989. Từ 1997, Christian Dior được kế nhiệm bởi John Galliano, người đã làm sống lại tinh thần Dior qua những sáng tạo hòa trộn giữa lịch sử và hiện đại. Năm 2011, John Galliano bị sa thải, thương hiệu này đối diện với khoảng trống lớn, được gọi là “The King is Gone”. Năm 2012, Raf Simons chính thức trở thành giám đốc sáng tạo nghệ thuật của nhà mốt cho đến khi rời đi vào tháng 10/2015.
Xem thêm: Top 6 dịch vụ vệ sinh laptop tại nhà giá rẻ
3. Thông tin thương nghiệp
Bí quyết và giá trị thành công của thương hiệu Christian Dior là việc sở hữu những tài năng xuất chúng của làng thời trang thế giới. The House of Dior đã cho ra đời những bước đột phá trong nền công nghiệp thời trang, thể hiện tiêu chuẩn và chất lượng hàng đầu của Haute Couture Paris, trở thành niềm tự hào của nước Pháp.
Ngoài ra, nhà mốt Dior còn được điều hành bởi những ông chủ giàu có với tầm nhìn chiến lược xa rộng. Ra đời năm 1946 với vốn đầu tư 6 triệu franc và 80 nhân viên từ vị doanh nhân giàu có Marcel Boussac; đến cuối năm 1949, doanh thu của hãng chiếm 75% tổng doanh thu xuất khẩu của Paris và 5% tại Pháp. Năm 1950, tổng giám đốc của Dior Ltd – Jacques Rouet cho sử dụng chữ ký “Christian Dior” trên một loạt các mặt hàng xa xỉ của mình. Điều này không những khẳng định hình ảnh thương hiệu và đem lại lợi nhuận, mà còn tạo nên xu hướng trong nhiều thập kỉ sau.
Tháng 12/1984, thương hiệu Christian Dior thuộc sở hữu của tập đoàn Bernard Arnault. Năm 1985, chủ tịch hội đồng quản trị và CEO Bernard Arnault tái định vị Christian Dior S.A là một công ty cổ phần. Năm 1988, Bernard Arnault tiến hành thâu tóm LVMH. Christian Dior S.A được cơ cấu thành 2 tổ chức: Christian Dior Couture với 100% cổ phần và LVMH, chiếm giữ cổ phần chính khoảng hơn 40%.
4. Các dòng sản phẩm
Dior Womanswear (bao gồm cả Haute Couture) là dòng sản phẩm mang tính di sản của thương hiệu, vị trí giám đốc sáng tạo hiện nay đảm nhận bởi nhà thiết kế Raf Simons. Trong đó, các mẫu túi xách nổi tiếng của thương hiệu, Lady Dior và Saddle – là những sự sáng tạo và cống hiến tuyệt vời của nhà thiết kế tiền nhiệm, John Galliano.
Dior Homme là dòng sản phẩm dành cho nam, đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc sáng tạo người Bỉ – Kris Van Assche; theo đuổi tính hình thức, sự tối giản, đồng thời pha trộn các yếu tố cổ điển, tính kỹ thuật và sự thanh lịch mang nét “thư sinh” điển hình.
Dior Make-up & Skincare được đảm nhận bởi Peter Philips với vai trò là giám đốc sáng tạo và hình ảnh thương hiệu. Dòng sản phẩm Dior Fine Jewelry, bao gồm cả Dior Timepieces với những thiết kế mang vẻ đẹp toàn mỹ, được sáng tạo bởi giám đốc nghệ thuật Victore de Castellane, với nguồn cảm hứng chủ đạo từ thiên nhiên và các nền văn hóa toàn cầu.
Dior Fragrance hay Miss Dior là dòng sản phẩm tinh tế, truyền thống và mang giá trị thẩm mỹ cao của nhà mốt Dior kể từ những năm đầu thành lập; được chăm sóc bởi chuyên môn cao và tư duy ý tưởng tuyệt vời của Francois Demachy. Baby Dior là dòng sản phẩm dành cho trẻ em, chịu trách nhiệm bởi nhà thiết kế Cordelia de Castellane.
5. Gương mặt đại diện
Natalie Portman là nàng thơ lâu đời của nhà mốt Christian Dior dành cho dòng sản phẩm Fragrance Miss Dior, từ năm 2010 cho đến hiện tại. Diễn viên Robert Pattinson là gương mặt đại diện của Dior Homme Fragrance kể từ tháng 6/2013 cho đến nay.
Tháng 3/2015, thương hiệu này chính thức công bố Rihanna được lựa chọn là gương mặt đại diện cho Christian Dior Couture, tiêu biểu là sự xuất hiện của Rihanna trong chiến dịch Secret Garden IV – Versailles của hãng, ra mắt vào tháng 5/2015.
6. Bộ sưu tập
Dior Haute Couture Thu Đông 2015 kỳ ảo và tinh khiết
Thiên nhiên Cote d’Azur đầy ánh sáng trong Dior Cruise 2016
7. Thị trường Châu Á
Hiện nay, thương hiệu Christian Dior mở rộng toàn cầu với hơn 210 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Trong đó, thị trường Châu Á có khoảng 109 chi nhánh, tập trung nhiều nhất ở Nhật Bản và rải rác khắp 10 thành phố lớn trên cả nước, với các cửa hàng flagship được mở tại các quận mua sắm lớn như Omotesando, Ginza.
Bên cạnh đó, nhà mốt Dior cũng thúc đẩy sự bành trướng thương hiệu tại Trung Quốc, qua các sự kiện triển lãm tại Bắc Kinh (2008) và Thượng Hải (2010); cũng như bắt đầu tại HongKong, Macau và khu vực Đông Nam Á.
Năm 2013, thương hiệu Christian Dior cho trình làng bộ sưu tập đầu tiên của Raf Simons và ra mắt cửa hàng mới tại thị trường Việt Nam. Dành cho nhóm ngành hàng thời trang và phụ kiện ứng dụng, nhà Dior đáp ứng 2 cửa hàng tại thủ đô Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh.
8. Các nhãn hiệu liên quan
Bernard Arnault Jean Étienne là ông trùm kinh doanh và đầu tư nổi tiếng thế giới, giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị & CEO của 2 nhà thời trang cao cấp LVMH và Christian Dior. Tháng 3/2015, Bernard Arnault được tạp chí Forbes ước tính là người giàu nhất đứng thứ 13 trên thế giới. Ông được xem là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, thâu tóm trong tay một danh sách dài các thương hiệu đẳng cấp như Dior, Louis Vuitton, Tag Heuer, Cognac Hennessy….
LVMH – Moët Hennessy Louis Vuitton, một tập đoàn quốc tế của Pháp chuyên về các sản phẩm xa xỉ, quy tụ các công ty thời trang và đời sống toàn cầu như Louis Vuitton, Fendi, Donna Karan, Kenzo, Marc Jacobs, Pucci…
Trong thời đại của nhà thiết kế bậc thầy Christian Dior, bắt đầu từ năm 1947, nhà thiết kế thời trang người Ý – Pierre Cardin là thợ may đứng đầu phân xưởng. Ông rời nhà Dior và bắt đầu sự nghiệp riêng vào năm 1950, xây dựng thương hiệu Pierre Cardin nổi tiếng của ngày nay.
9. Theo dõi Christian Dior
[row cols_nr=”6″]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[/row]