Alexander McQueen là nhà mốt dị biệt và “hư hỏng” của làng thời trang thế giới, đặc trưng bởi phong cách và những tuyên ngôn nghệ thuật ấn tượng.
1. Tính biểu tượng
Được xem là một “gã” người Anh ngông cuồng, ương bướng và thô bạo với thời trang; là một “đứa trẻ” ngỗ ngược rất được “cưng chiều” bởi hoàng gia Anh; hãng Alexander McQueen luôn khiến cho giới mộ điệu ngả nghiêng hoảng hốt với những ý tưởng lập dị, kỹ thuật “giải phẩu” trang phục và cái nhìn tinh khiết dưới những sáng tạo trần trụi. Được biết đến với những thử nghiệm kỹ thuật Công Nghệ điện tử vào những tác phẩm nghệ thuật thời trang đương đại, và chịu ảnh hưởng “trầm uất” bởi phong cách Gothic; Là người thuộc về chủ nghĩa cực đoan, cường điệu hóa và mỉa mai những chuẩn mực, “giọng điệu” châm biếm méo mó dưới những ý tưởng bất mãn và bản ngã “bất trị”; tuy nhiên, McQueen chưa bao giờ bị coi là thảm họa hay sự hủy hoại bởi giới chuyên môn. Cảm xúc mãnh liệt, sự thông minh và tính cầu toàn của McQueen trong những thiết kế của ông chạm đến tận cùng sự cảm thụ thời trang nghệ thuật của bất cứ ai.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng màn chống muối hiệu quả an toàn
Thương hiệu Alexander McQueen sau sự ra đi của nhà sáng lập, những mối gút xung khắc trong “thứ” phong cách bị ám ảnh bởi chủ nghĩa vị lai, dần được giải mã bởi người trợ lý lâu năm của Alexander McQueen – Sarah Burton. Niềm tự hào của thời trang Anh được tiếp diễn, như ánh sáng phía cuối con đường tối, bản sắc nghệ thuật mang tinh thần McQueen trở nên ấm áp, lãng mạn và nữ tính.
Xem thêm: 9 cách làm slime dễ nhất ai cũng làm được tại nhà
2. Lịch sử thương hiệu
Thương hiệu Alexander McQueen ra đời vào năm 1992 bởi nhà thiết kế thời trang người Anh, Lee Alexander McQueen (1969 – 2010). Ông rời trường học vào năm 1985 ở tuổi 16, bắt đầu học nghề tại các nhà may trên phố Saville Row ở London. Cuối những năm 80, McQueen chuyển đến làm việc cho nhà cung cấp phục trang sân khấu Angels & Bermans, sau đó theo học từ các nhà thiết kế – Koji Tatsuno tại London, Anh và Romeo Gigli tại Milan, Ý. Trở về London, McQueen làm trợ giảng cho môn cắt mẫu rập tại trường đại học công lập về nghệ thuật và thiết kế – Central Saint Martins (CSM). Tại đây, ông ghi danh theo học và nhận bằng thạc sĩ thiết kế thời trang vào năm 1992. Bộ sưu tập tốt nghiệp của ông được mua lại bởi stylist người Anh, Isabella Blow – người mà sau này trở thành biên tập viên thời trang nổi tiếng. Tên đệm Alexander của McQueen được thêm vào tên thương hiệu xuất phát từ gợi ý của Isabella, người bạn thân thiết và có sức ảnh hưởng lớn trong suốt sự nghiệp và cuộc đời ông.
Xem thêm: 15 cách diệt ruồi hiệu quả an toàn nhất tại nhà
Năm 2010, cái chết đột ngột của Alexander McQueen được công bố vào chiều ngày 11/02 đã gây nên sự chấn động và tiếc nuối to lớn. Nữ trợ lý thiết kế của McQueen –Sarah Burton, gia nhập kể từ năm 1996 được công bố trở thành giám đốc sáng tạo kế nhiệm vào ngày 27/0 5/2010 và vực dậy thương hiệu cho đến nay.
Thiên tài bạc mệnh Lee Alexander McQueen cuối cùng vẫn bị đánh bại bởi sự ơ thờ đối với bài toán kinh tế, và bởi chủ nghĩa hoàn mỹ không lối thoát của chính mình. “Đứa con thương hiệu” của McQueen ngập sâu trong nợ nần khi ông ra đi trong niềm u uất cá nhân, áp lực cuộc sống và những mất mát tinh thần quá lớn. Không có bí quyết thành công nào được đúc kết trong quá trình kinh doanh của thương hiệu đình đám thế giới này, tuy nhưng, tài năng và trí tuệ của Alexander McQueen là điều không thể chối cãi. Dưới thời Alexander McQueen, từng bộ sưu tập, mỗi một mẫu thiết kế được xem là di sản của nước Anh; tổng hợp thành một chương mục đầy bi kịch, huyễn hoặc và quý giá của lịch sử thời trang thế giới.
Vận mệnh của hãng thời trang Alexander McQueen dưới thời Sarah Burton, là sự lấp lánh trong tăm tối của tinh thần McQueen. Thương hiệu Alexander McQueen hiện nay vẫn thuộc sở hữu 51% bởi tập đoàn Kering (PPR), chính thức kể từ tháng 12/2000. Tuy nhiên, dưới sự kế thừa của Sarah Burton vào vị trí giám đốc sáng tạo và được điều hành bởi CEO Jonathan Akeroyd, hãng Alexander McQueen sở hữu 19 cửa hàng Flagship/Concept, và hoạt động trực tuyến mạnh mẽ tại 101 quốc gia trên toàn thế giới.
3. Các dòng sản phẩm nổi bật
Dòng sản phẩm thời trang của Alexander McQueen chia thành 2 nhóm, dành cho nam giới và phụ nữ, bao gồm các loại trang phục, giày dép, túi xách, phụ kiện, và đặc trưng với các dòng sản phẩm trang sức và khăn choàng là biểu tượng đầu lâu ma quái của tinh thần nghệ thuật McQueen.
Tháng giêng năm 2003, thương hiệu Alexander McQueen hợp tác với nhà sáng chế nước hoa Jacques Cavallier và cho ra đời hương thơm đầu tiên của mình, đặt tên là Kingdom. Dòng sản phẩm Fragrance bị tạm ngưng vào năm 2008, đến năm 2013 được Sarah Burton cho khởi động lại qua một ký kết thỏa thuận với tập đoàn tiêu dùng đa quốc gia Procter & Gamble.
Ngày 27/07/2006, thương hiệu Alexander McQueen cho ra đời dòng sản phẩm phân khúc thấp dành cho giới trẻ, MCQ. Các sản phẩm Ready to wear bao gồm cả trang phục và phụ kiện được trực tiếp thiết kế độc quyền bởi Alexander McQueen, được sản xuất và phân phối trên toàn thế giới bởi SINV SpA. Tháng 11/2010, Pina Ferlisi được bổ nhiêm làm giám đốc sáng tạo của MCQ dưới sự lãnh đạo của Sarah Burton. Nhãn hiệu này trình diễn tại London Fashion Week lần đầu tiên vào năm 2013.
Nhà thiết kế Alexander McQueen có 2 nàng thơ tinh thần sâu sắc nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của ông, đồng thời là những người bạn thân thiết, Isabella Blow và Annabelle Neilson.
Vận động viên khuyết tật người Mỹ, Aimee Mullins xuất hiện lần đầu tiên trong buổi trình diễn No.13 năm 1999 khi McQueen đang giữ vị trí giám đốc sáng tạo của nhà Givenchy. Sự kiện này gây chấn động dư luận bởi sự táo bạo bất khiêm nhượng của Alexander McQueen tại Givenchy. Đồng thời trở thành bước ngoặt lớn, đưa Aimee Mullins tiến vào sự nghiệp người mẫu, và tiếp tục được xem là “nàng thơ tàn tật” của Alexander McQueen cho đến tận khi ông qua đời.
Edie Campbell được công bố là gương mặt đại diện của Alexander McQueen trong chiến dịch Thu/Đông 2013, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia David Sims.
Là một trong những người bạn gần gũi với McQueen, nhưng đáng ngạc nhiên là mãi đến năm 2014, Kate Moss mới lần đầu tiên chính thức trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu. Kate xuất hiện trong bộ ảnh quảng cáo Xuân/Hè 2014, được thực hiện qua lăng kính của nhiếp ảnh gia kì cựu Steven Klein. Mặc dù, hình mẫu 3D của Kate Moss đã từng xuất hiện một cách huyền ảo trong dự án Holographic của McQueen tại London Fashion Week Thu/Đông 2006
4. Thị trường Châu Á
Trên toàn khu vực Châu Á, thương hiệu Alexander McQueen có mặt tại các quốc gia phát triển, đặc biệt ưa chuộng thời trang quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc hay những thiên đường mua sắm hàng hiệu của các tín đồ Châu Á – Hồng Kông và đảo quốc Singapore. Dẫn đầu là Trung Quốc với cửa hàng Alexander McQueen lớn nhất thế giới được mở tại Bắc Kinh vào ngày 31/10/2011. Hiện nay, hãng Alexander McQueen sở hữu 9 cửa hàng tại thị trường Trung Quốc đại lục, trong đó có đến 2 cửa hàng Flagship tại Hồng Kông.
Tại thị trường Việt Nam, Alexander McQueen hiện chỉ cung cấp dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, các cửa hàng Flagship tại Hồng Kông được xem là điểm đáp lý tưởng của các quý bà thương nhân giàu có Việt Nam. Nữ tỷ phú giàu có Lý Nhã Kỳ là một trong những tín đồ của thương hiệu xa xỉ này và là khách hàng VIP tại Alexander McQueen Hongkong.
Leflair.vn là trang web đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu đến người mua những thương hiệu hàng đầu thế giới với mức giá hấp dẫn. Mỗi ngày, “cửa hàng” Leflair.vn sẽ “mở cửa” vào lúc 8 giờ sáng với những chương trình ưu đãi mới cho các sản phẩm hàng hiệu thời trang, làm đẹp, nội thất và hơn thế nữa. Leflair.vn chỉ làm việc trực tiếp với các thương hiệu và nhà phân phối chính thức, vì vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm và mức giá tốt nhất.