Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì? 2.2 Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 […]

Đã cập nhật 3 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Tìm hiểu chung

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng khi lõi bên trong một đĩa ở đốt sống cổ thoát vị hoặc rò rỉ ra khỏi đĩa và đè lên một gốc thần kinh lân cận. Các nhà khoa học nhận thấy rằng các đĩa ở đốt sống không lớn nhưng cũng không có nhiều không gian chứa các dây thần kinh, điều này có nghĩa rằng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhỏ cũng có thể đè lên các dây thần kinh và gây ra cơn đau nghiêm trọng. Cơn đau tại cánh tay thường là nghiêm trọng nhất vì đây là nơi các dây thần kinh đầu tiên bị chèn ép.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ có thể gây ra một loạt các triệu chứng ở vùng cổ, cánh tay, bàn tay và ngón tay, cũng như các bộ phận của vai. Các cơn đau và rối loạn thần kinh chủ yếu được xác định ở vị trí của đĩa đệm thoát vị. Đốt sống cổ được xây dựng xung quanh các đốt sống hoặc xếp chồng, dựng 7 khối xương lên nhau ở cột sống.

Một số triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đau vai và yếu cơ delta ở đầu cánh tay trên, thường không gây tê hoặc ngứa ran;
  • Yếu ở bắp tay (các cơ ở mặt trước của cánh tay trên) và cơ duỗi cổ tay;
  • Yếu ở cơ tam đầu (cơ bắp ở mặt sau của cánh tay trên, kéo dài đến cánh tay trước) và các cơ duỗi ngón tay;
  • Yếu ở cơ khi nắm tay, kèm theo tê, ngứa ran và đau lan xuống cánh tay ở phía ngón tay út.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là do quá trình lão hóa và vết rách được gọi là đĩa thoái hóa. Khi bạn già đi, đĩa cột sống bị mất một hàm lượng nước, khiến cho chúng kém linh hoạt và dễ bị rách hoặc sưng tấy dù chỉ với một áp lực hoặc lực xoắn nhỏ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, như:

  • Sử dụng thuốc lá, ít tập thể dục thường xuyên và không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng đáng kể đến tình trạng lão hóa của đĩa đệm;
  • Khi bị lão hóa, những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm dần bị khô, ảnh hưởng đến độ bền và khả năng phục hồi đĩa;
  • Tư thế xấu có thể làm cho cột sống cổ thêm căng thẳng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, họ sẽ làm xét nghiệm vật lý và một số xét nghiệm khác. Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ cũng sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bệnh nhân. Một số xét nghiệm sẽ được sử dụng, bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI. Đây là phương pháp xét nghiệm đơn lẻ tốt nhất để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Chụp MRI có thể dựng hình ảnh của rễ thần kinh bị ảnh hưởng do đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị gây ra;
  • Chụp CT scan tủy. Mặc dù chụp MRI là xét nghiệm tốt nhất, nhưng đôi khi bác sĩ cũng sử dụng CT scan, vì nó nhạy hơn và có thể chẩn đoán được những trường hợp khó nhận biết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Có rất nhiều lựa chọn điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị cho bạn, bao gồm:

  • Thuốc. Khi cơn đau ban đầu xuất phát từ một phần của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thuốc chống viêm (NSAID) như ibuprofen (ví dụ Advil®, Nuprin®, Motrin®) hoặc thuốc ức chế COX-2 (ví dụ Celebrex®) có thể giúp giảm đau;
  • Phương pháp điều trị không phẫu thuật. Ngoài thuốc kháng viêm được đề cập ở trên, có một số phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể giúp làm giảm bớt sự đau đớn từ tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, chẳng hạn như: vật lý trị liệu và tập thể dục, kéo đốt sống cổ, phương pháp Chiropractic;
  • Phẫu thuật. Nếu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không tự khỏi trong một vài tuần đến vài tháng thì bạn cần phải phẫu thuật nếu cơn đau nghiêm trọng hơn và kéo dài từ 6-12 tuần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Những lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ của tình trạng này, bao gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau. Thuốc không kê toa, chẳng hạn như ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, những biệt dược khác) hoặc naproxen (Aleve®, những biệt dược khác), có thể giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra;
  • Sử dụng nhiệt hoặc lạnh. Ban đầu, túi lạnh có thể làm giảm đau và viêm. Sau một vài ngày, bạn có thể chuyển sang dùng túi nhiệt nhẹ để thấy dễ chịu và thoải mái hơn;
  • Tránh nằm nghỉ ngơi trên giường quá lâu. Nằm nghỉ ở giường quá nhiều có thể khiến các khớp xương cứng và cơ bắp yếu đi, điều đó có thể làm chậm quá trình việc phục hồi. Thay vào đó, bạn hãy ngồi nghỉ trong 30 phút và sau đó đi bộ ngắn hoặc làm một số công việc. Bạn phải tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau trong quá trình điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tags: