Nắng hè gay gắt khiến da bị tổn hại nhiều và làm cho sắc đẹp của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều vấn đề về da dần xuất hiện khiến các chị em phụ nữ phải đau đầu tìm ra giải pháp. Bên cạnh những sản phẩm mỹ phẩm được tung ra thị trường hiện nay để “tuốt lại” nhan sắc thì những phương pháp thẩm mỹ đang sốt hừng hực. Đó là peel da (thay da sinh học).
Thay da sinh học da là gì?
Công nghệ thay da sinh học (tên tiếng Anh: Chemical peel) hay còn gọi tắt là peel da, là hình thức điều trị bằng một dung dịch hoá học được tiêm vào da, giúp các tế bào da mới hình thành, thay thế các tế bào da cũ. Nhờ đó, các mảng da tối màu hoàn toàn bị loại bỏ, quá trình hình thành melanin bị chặn đứng hoàn toàn, mang lại một làn da sáng mịn và đều màu tự nhiên.
Phương pháp peel da sẽ được tiến hành tại các trung tâm thẩm mỹ, nơi có bác sĩ nội khoa giỏi, tay nghề cao trực tiếp làm cho bạn.
Thay da sinh học có phổ biến hay không?
Thay da sinh học xuất hiện ở các nước Châu Âu từ khá lâu và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây phương pháp Làm đẹp da này mới có mặt tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Vào năm 1999, theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Thẩm mỹ học tại Mỹ (ASAPS) cho biết có hơn 840000 trường hợp thay da sinh học đã được thực hiện. Đây được đánh giá là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất tại Mỹ. Đứng vị trí thứ hai là thủ thuật tiêm Botox – gần 500.000 mũi tiêm được thực hiện. Và vị trí thứ ba là 480.000 thủ thuật tẩy lông bằng tia laser.
Các hoạt chất thường dùng trong peel da
– Alpha Hydroxy acid (AHA): là một nhóm các axit gốc nước tự nhiên được chiết xuất từ thực phẩm, ví dụ như glycolic acid được chiết xuất từ mía đường, latic acid là thành phần có trong sữa chua, citric acid có trong các loại quả thuộc họ cam quýt, malic acid là axit ở trong táo, tartaric acid là axit được tìm thấy trong quả nho… AHA thường có mặt trong mỹ phẩm, có khả năng loại bỏ tế bào chết, làm sáng mịn da và hỗ trợ trị nám, sạm da, mụn, sẹo mụn
– Salicylic acid (BHA): được dùng với nhiều mục đích khác nhau như kháng viêm, giảm sưng như aspirin. Ngoài ra, gốc Salicylic acid còn dùng trong các thuốc dán giảm đau nhức dành cho cơ khớp như Salonpas, hoặc điều trị trong loét miệng. Trong mỹ phẩm, SA hay còn gọi là BHA – beta hydroxy acid, là một dạng acid gốc dầu. Nhờ đặc tính gốc dầu nên SA có khả năng xuyên qua các lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn, phá vỡ các tế bào chết bị dính vào nhau trong lỗ chân lông, từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn đầu đen và mụn đầu trắng đồng thời kiểm soát lượng dầu dư thừa. Chính vì vậy, SA đặc biệt hữu ích cho da dầu và mụn.
– Tricloacetic acid (TCA): là một dạng axit hữu cơ có nồng độ 40% và 50%. Chúng tác động trực tiếp vào lớp tế bào để giúp da tái tạo cấu trúc lại bề mặt da mới. Tricloacetic acid (TCA) sử dụng với nhiều nồng độ khác nhau, lột tẩy da ở các mức khác nhau từ trung bình đến sâu. TCA có hiệu quả đối với việc trẻ hóa da, cải thiện tốt các nếp nhăn và vấn đề sắc tố da nặng.
– Jessner: cải thiện tốt các nếp nhăn, tình trạng da lão hóa cũng như đạt hiệu quả tốt trong điều trị mụn. Đây là sự kết hợp giữa alpha, beta hydroxies với resorcinol và là lựa chọn tốt cho việc Trị Mụn trứng cá hiệu quả.
Phương pháp peel da có những ưu điểm gì?
- Giúp bạn thay làn da cằn cỗi, thâm mụn mà các sản phẩm tẩy tế bào chết hay kem dưỡng Trắng Da đơn thuần không làm được.
- Tạo lớp màng chắn sinh học tự nhiên bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại: khói bụi, ánh nắng mặt trời.
- Da hồng, trắng sáng và trở nên mịn màng hơn rất nhiều giúp bạn tự tin với nhan sắc của mình.
- Mang lại cho bạn hiệu quả lâu dài.
Peel da gồm bao nhiêu loại?
Có 3 loại peel da cơ bản:
- Peel da -Thay da sinh học nông (Superficial peels): là loại nhẹ nhàng nhất của chemical peel. Các hóa mỹ phẩm này có thể sử dụng trên tất cả các loại da. Trong hầu hết các trường hợp, họ sử dụng chất lỏng có chứa (loãng) các axit nhẹ, loại hay thường gặp là glycolic acid. Đôi khi, đá khô (solid carbon dioxide) cũng được sử dụng trong Công Nghệ thay da sinh học loại 1.
- Peel da -Thay da sinh học trung bình (Medium peels): loại này ngấm sâu hơn vào da so với loại 1. Medium peels có thể gây ra tình trạng bỏng nhẹ trên da vì hóa chất chính được dùng trong phương pháp loại 2 này là Trichloroacetic acid (TCA). Loại peel da này thường có nhiều bước sử dụng các chất lỏng hóa mỹ phẩm khác nhau tiếp sau khi dùng TCA.
- Peel da -Thay da sinh học sâu (Deep peels): loại thay da sinh học này ngấm khá sâu vào da và có thể gây bỏng. Loại này thường sử dụng hóa chất phenol với tác dụng lột sâu hơn cho da. Deep peels thường không được sử dụng cho làn da tối màu vì nó có xu hướng tẩy trắng da. Ngay cả ở những ngưởi có làn da sáng màu hơn, thay da sinh học có chất phenol hay bất kỳ loại thẩm thấu sâu tái tạo da mặt đều có thể tẩy trắng da. Giải pháp này chỉ nên thực hiện một lần duy nhất trong hầu hết các trường hợp.
Trước khi peel da bạn nên làm gì?
Ngoài việc trang bị những kiến thức về công nghệ peel da, bạn cũng nên áp dụng quy trình chăm sóc da đúng cách trước khi thực hiện phương pháp này. Bạn nên làm sạch da 2 lần/ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình 1-2 lần/ngày và đặc biệt nên dùng kem chống nắng mỗi ngày khi ra đường. Thói quen chăm sóc da này sẽ giúp làn da đều màu hơn và nhanh chóng phục hồi sau khi thay da sinh học. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về da khác, đặc biệt là những thay đổi màu sắc không đồng đều trên da.
Cách thực hiện phương pháp peel da
- Đầu tiên bạn sẽ được thoa một lớp hợp chất (gồm nhiều chất có tính kiềm cao) giúp cho các tế bào ứ nước sau đó sẽ bong ra trong khoảng thời gian từ 2-3 tiếng.
- Lớp da đó sẽ được các bác sĩ thẫm mỹ tách ra. Vì đây là lớp da rất mỏng nên bạn sẽ không có cảm giác đau.
- Sau đó, bạn sẽ được dùng các sản phẩm chuyên dụng để thoa lên da, kích thích các tế bào da mới phát triển trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày.
Biểu hiện của da trong quá trình peel da
Đối với một số bạn có da nhạy cảm, khi thoa hợp chất hoá học lên da, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran vì hàm lượng axit khá cao chứa trong hợp chất này. Mức độ ngứa sẽ thay đổi tùy vào loại chất hóa học được sử dụng để thay da sinh học và cơ địa của mỗi người.
Chăm sóc da sau khi thực hiện peel da
Sau khi thực hiện phương pháp peel da, bạn nên chăm sóc da thật kỹ vì lúc này da rất nhạy cảm. Từ 3-5 ngày, da sẽ vẫn còn hiện tượng bong tróc, trước khi lớp da mới được tái sinh. Nếu bạn nào thay da sinh học da sâu, thì quá trình bong tróc sẽ diễn ra lâu hơn, khoảng từ 3-10 ngày.
Vì thế, bạn nên áp dụng cách chăm sóc da sau khi thực hiện peel da dưới đây để có được kết quả tốt nhất.
Xem thêm:triet long nach vinh vien, triệt lông vùng kín nam, da sần sùi, cách giảm mỡ bụng dưới, cách trị sẹo thâm
Chăm sóc da nhẹ nhàng
Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt phù hợp cho da với thành phần nhẹ nhàng và cung cấp đủ độ ẩm cho da để làm dịu làn da sau quá trình peel da. Bạn có thể kết hợp sử dụng mặt nạ bạc, chiết xuất tảo biển vì nó sẽ cung cấp đủ độ ẩm, cân bằng và bảo vệ làn da mới. Những thành phần này sẽ kích thích khả năng của da chống lại gốc tự do trong giai đoạn đầu.
Thời gian này, bạn nên sử dụng các loại serum trắng da dưỡng ẩm có chứa tinh chất Vitamin C nhằm giảm kích ứng, làm dịu nhẹ cho da.
Chú ý trong việc dùng mỹ phẩm
Sau khi áp dụng phương pháp peel da khoảng 3 ngày đầu tiên bạn không nên trang điểm mà chỉ nên dùng kem dưỡng da và kem chống nắng để giúp da thông thoáng, tái tạo nhanh hơn. Nếu bắt buộc phải trang điểm bạn nên bôi kem dưỡng trước. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa việc trang điểm để không gây kích ứng da hay bất kỳ những biểu hiện xấu nào khác.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Bạn nên bổ sung nhiều loại vitamin từ rau củ, trái cây. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước vì thiếu nước sẽ làm da bị lão hoá nhanh hơn.
Vì thế nên chọn những loại thực phẩm giúp bổ sung nước và vitamin cho cơ thể hằng ngày.
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Peel da đã đẩy mạnh quá trình thay tế bào da chết, để lộ làn da non. Rủi ro lớn nhất ở đây chính là bức xạ mặt trời. Vì vậy nên dùng kem chống nắng phù hợp quang phổ rộng để giữ cho làn da được an toàn trong quá trình điều trị. Lớp da mỏng hơn sau quá trình thay da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Bạn nên sử dụng một lớp nền vật lý SPF cao trong ít nhất 2 tháng sau quá trình peel da để bảo vệ làn da của mình.
Phân biệt giữa lột da tẩy trắng và peel da
Hiện nay khá nhiều người nhầm lẫn khái niệm lột da và peel da là một phương pháp thẩm mỹ.
Lột da tẩy trắng là gì?
Lột da tẩy trắng là phương pháp làm trắng da cấp tốc mà một thời nhiều người đã “tiền mất tật mang”. Bạn có biết, các thành phần lột tẩy như hydroquinone, acide salicylique, iode và corticoid,… được sử dụng trong quá trình lột da không chỉ loại bỏ tế bào chết bên ngoài mà còn lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da. Chính vì thế, phương pháp lột da này khiến lớp da non mỏng manh bên trong trở nên yếu đi rất nhiều. Vì mất đi “lá chắn” tự nhiên, làn da không thể chống lại tác động của tia cực tím, sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hoá học,… làm tăng nguy cơ, nhiễm trùng dẫn đến ung thư, hoại tử da.
Peel da khác phương pháp lột da như thế nào?
Lột da với mục đích giúp chị em phụ nữ có da trắng sáng nhanh như mong muốn. Tuy nhiên, thay da sinh học lại là bước đệm giúp cho các phương pháp làm trắng sau này được hiệu quả hơn. Thay da sinh học giúp đánh bay lớp sừng cằn cỗi trên da mặt, giúp lỗ chân lông thông thoáng, tạo điều kiện cho các tinh dưỡng chất làm trắng và nuôi dưỡng da thấm sâu hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn. Làn da được thanh lọc trở nên đều màu và sáng hồng hơn, các đốm nâu trên da nhờ thế mà mờ dần rồi biến mất.
Peel da có tiềm ẩn rủi ro hay không?
Khi thực hiện đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh y tế, phương pháp thay da sinh học có thể khắc phục được nhiều vấn đề như mụn, sẹo, thâm, lỗ chân lông to, lão hóa, rối loạn sắc tố,… với chi phí thấp hơn so với các phương pháp trị liệu bằng công nghệ cao như laser, ánh sáng cường độ cao,…
Tuy nhiên, peel da cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Các tình trạng dễ xuất hiện sau khi thay da hóa học có thể chỉ là tình trạng nhẹ như đỏ da, kích ứng, bong da quá mức hoặc rất nghiêm trọng như nhiễm trùng, tạo sẹo, da mỏng đỏ – lộ chỉ máu, tăng sắc tố sau viêm. Vì thế, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Hãy đến bác sĩ da liễu hay trung tâm thẩm mỹ để được chuyên viên tư vấn về tình trạng bạn đang gặp phải, giúp bạn có hướng giải quyết tốt nhất.
Peel da – chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
- Đối tượng: Nam/Nữ 18 tuổi trở lên
- Tình trạng da hiện tại: Thô ráp, xỉn màu, da dầu, da nhờn, da mụn, nám, sạm, tàn nhang, da lão hóa
Chống chỉ định
- Không phù hợp với phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
- Không áp dụng lên các vùng vết thương hở.
- Người có tiền sử bị sẹo xấu, sẹo lồi hay đang dùng Isotretinoin, ánh sáng trị liệu bệnh ngoài da trong vòng 6 tháng trước thay da, có thể gây ra sẹo xấu, sẹo lồi.
- Có tiền sử dị ứng thuốc, nhạy cảm với ánh sáng khi dùng thuốc, hen phế quản.
- Người có tiền sử bệnh tim, gan, thận.
Một số điều cần lưu ý khi bạn quyết định peel da
- Bạn nên lựa chọn những trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ có uy tín để đảm bảo không bị “tiền mất tật mang”. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến và lắng nghe các chuyên gia tư vấn trước khi quyết định áp dụng phương pháp peel da.
- Yêu cầu trung tâm thẩm mỹ thực hiện kiểm tra da của bạn để biết rõ chỉ số pH và tình trạng của da hiện tại như thế nào. Nếu kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản cũng sẽ gây ra những tác hại khó lường khi thực hiện liệu pháp này. Do không nhận biết được điểm dừng lâm sàng phù hợp, lựa chọn sai tác nhân thay da hay kỹ thuật không chuẩn mực.
- Khoảng cách giữa 2 lần thay da sinh học được khuyến cáo từ 7-15 ngày tùy vào tình trạng da sau khi thực hiện (2 lần thay da sinh học liền kề không nên quá gần hoặc quá xa).
- Liệu trình thay da sinh học thể duy trì mỗi tháng một lần hoặc vài tháng một lần để trẻ hóa và làm đẹp da hiệu quả.
Peel da có hiệu quả đối với da mụn hay không?
Một trong những ưu điểm của peel da là có thể trị mụn triệt để, lớp da cũ sẽ bong tróc và giúp các nhân mụn được gom cồi lại, các nốt mụn ẩn cũng hiện lên. Tuy nhiên không phải da mụn nào cũng có thể áp dụng công nghệ thay da sinh học. Một số bạn da bị mụn viêm nặng hoặc nhạy cảm, bị kích ứng với các thành phần của acid. Nếu như bác sĩ không thăm khám và tư vấn, bạn tự ý thực hiện hoặc đến các cơ sở không đạt chuẩn y khoa thì dễ xảy ra tình trạng bỏng nặng, nám da, hoặc sẹo.
Bạn có nên peel da tại nhà hay không?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm peel da tại nhà, đánh vào tâm lý người tiêu dùng là vừa tiện lợi lại tiết kiệm được chi phí khi thay da sinh học ở các trung tâm thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp làm đẹp tại nhà, bạn nên lưu ý chọn cho mình sản phẩm thích hợp với làn da. Vì hóa chất thâm nhập sâu vào lớp bì có thể hủy hoại phần lớn các phần phụ của da làm vết lột chậm lành và có sẹo. Thế nên, mỗi loại da khác nhau đều cần sản phẩm thay da sinh học có các loại hóa chất và nồng độ khác nhau. Nhưng nếu như bạn không kiểm soát được liều lượng và thời gian thay da sinh học, bạn sẽ rất dễ bị bỏng nặng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được nhiều vấn đề xoay quanh về phương pháp peel da cũng như cách chăm sóc và lưu ý sau khi làm đẹp bằng phương pháp này. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện để có được một nhan sắc đẹp tự nhiên và an toàn hơn.
Nguồn tham khảo: Thay da sinh học và những điều cần biết