Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non – Bí quyết xây dựng thực đơn cân đối

Việc xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là cần thiết để các em duy trì sức khỏe. Bởi độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển vàng của cơ thể và trí não. Vậy cụ thể tháp dinh dưỡng bao gồm những gì và thứ tự ưu tiên […]

Đã cập nhật 27 tháng 12 năm 2024

Bởi Hien Tran

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non – Bí quyết xây dựng thực đơn cân đối

Việc xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là cần thiết để các em duy trì sức khỏe. Bởi độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển vàng của cơ thể và trí não. Vậy cụ thể tháp dinh dưỡng bao gồm những gì và thứ tự ưu tiên ra sao? Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, bố mẹ thường bổ sung cho con rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Do đó, tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non ra đời như một hình ảnh minh họa trực quan, giúp bố mẹ hình dung rõ ràng về các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé trong mỗi bữa ăn.

Thông những thông tin mà tháp dinh dưỡng cung cấp, bố mẹ có thể xây dựng thực đơn một cách cân đối, giúp trẻ phát triển toàn diện và tránh được tình trạng thừa cân hoặc thiếu chất. Đồng thời, trẻ có thể làm quen với đa dạng loại thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ.

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Các tầng của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non được chia thành 6 tầng chính:

Tầng đáy: Nước

Nước là thành phần cực kỳ quan trọng, chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể để giúp điều hòa thân nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước cạnh và nước ép trái cây.

Tầng 2: Ngũ cốc nguyên hạt

Thành phần quan trọng thứ hai là ngũ cốc như gạo lứt, bánh mì và các loại hạt, giúp cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động mạnh mẽ. Bố mẹ có thể đưa chúng vào các thực đơn buổi sáng để trẻ tràn đầy sức sống cho ngày mới.

Tầng 3: Rau củ và trái cây

Tiếp đến, trẻ mầm non cần ăn nhiều rau củ và trái cây. Bởi chúng không chỉ bổ sung vitamin và còn tăng thêm khoáng chất và chất xơ cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong chế độ ăn thường ngày, mỗi bữa của trẻ đều phải có ít nhất một loại rau củ và trái cây như cà rốt, bông cải xanh,…

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tầng 4: Protein

Nói về chất dinh dưỡng nuôi cơ thể thì không thể thiếu protein, hay còn gọi là chất đạm. Những thực phẩm giàu đạm mà bố mẹ nên đưa vào thực đơn hàng ngày cho trẻ như thịt, cá, đậu phụ,… Lưu ý phải chọn đồ tươi mới và sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. 

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tầng 5: Sữa và chế phẩm từ sữa

Ngoài đồ ăn, bố mẹ cũng cần cho trẻ uống sữa đều đặn mỗi ngày. Với trẻ mầm non thì tối đa là 150ml đến 200ml để cung cấp canxi hỗ trợ xương chắc khỏe mà không dẫn đến tình trạng béo phì do dư chất. Thực phẩm này có thể được thay thế hoàn toàn cho các bữa ăn phụ nên bố mẹ có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

Tầng 5: Đường, muối và chất béo

Đường, muối và chất béo cũng là một trong những thành phần thiết yếu. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên bổ sung cho trẻ một lượng nhất định. Nếu nhiều quá có thể dẫn đến cao huyết áp, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác.

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Có thể thấy tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho bố mẹ trong hành trình chăm sóc sức khỏe. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống hợp lý để tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong tương lai.

Tags: