Táp lô ô tô là gì?

Việc hiểu các ý nghĩa trên táp lô là điều vô cùng quan trọng mà người dùng bắt buộc cần phải biết khi sử dụng xe ô tô. Bởi bảng táp lô cho biết những thông tin cơ bản mà người lái xe cần quan tâm khi điều khiển xe trên đường. Tuy nhiên, các […]

Đã cập nhật 17 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Táp lô ô tô là gì?
  1. Việc hiểu các ý nghĩa trên táp lô là điều vô cùng quan trọng mà người dùng bắt buộc cần phải biết khi sử dụng xe ô tô. Bởi bảng táp lô cho biết những thông tin cơ bản mà người lái xe cần quan tâm khi điều khiển xe trên đường.

    Tuy nhiên, các kí hiệu trên táp lô không phải ai cũng biết và hiểu rõ được, đặc biệt là đối với những người mới lần đầu sử dụng xe. Vẫn còn khá nhiều người còn lạ lẫm với hiện tượng taplo là gì? Taplo hay người ta còn gọi là táp lô. Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến người dùng một số thông tin về táp lô, cũng như trả lời cho câu hỏi táp lô là gì? 

    Tại sao cần phải hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trên táp lô?

    Bảng táp lô được nằm ở vị trí thuận tiện để người điều khiển xe có thể quan sát dễ dàng, nhanh chóng mà không gây sao nhãng việc điều khiển xe. Vì thế, táp lô thường được nằm ở ngay sau vô lăng, phía dưới kính chắn gió phía trước.

    Trên bảng táp lô có rất nhiều các kí hiệu khác nhau, mỗi một ký hiệu đèn đều đảm nhiệm một vai trò riêng biệt. Hiểu được kí hiệu đèn là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn linh hoạt hơn trong việc sử dụng được tối đa những sáng chế từ nhà sản xuất, đồng thời giúp bạn luôn lái xe an toàn.

    Tuy nhiên, trên táp lô có khoảng hơn 60 biểu tượng, vì thế ngay cả các lái xe lâu năm vẫn có thể không hiểu hết ý nghĩa của các kí hiệu này. Trên thực tế, chỉ có khoảng 12 ký hiệu đèn là được bắt gặp thường xuyên nhất trên tất cả các mẫu xe.

    Về cơ bản, bảng điều khiển thường gồm các loại đồng hồ táp lô như sau:

    – Đồng hồ đo tốc độ (công-tơ-mét)

    – Đồng hồ đo vòng tua

    – Đồng hồ đo nhiên liệu

    – Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát.

    Ý nghĩa các kí hiệu đèn thường gặp trên táp lô của xe ô tô

    Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến người dùng một số ý nghĩa cơ bản của các kí hiệu quan trọng của bảng táp lô như sau:

    – Còi xe: khi ký hiệu này lóe sáng màu, đỏ tức là còi xe đang gặp sự cố và cần được sửa chữa ngay lập tức.

    – Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): Đây là một tín hiệu quan trọng, báo hiệu tình trạng phanh của xe. Khi đèn báo màu đỏ, tức là xe gặp vấn đề ở hệ thống chống bó cứng phanh. Lúc này bạn nên tiến hành kiểm tra ngay cho xe.

    – Phanh (Brake): Nếu biểu tượng này có màu cam thì tình trạng phanh xe ở trạng thái tốt nhất. Còn nếu tín hiệu đổi màu đỏ và không chịu tắt thì khả năng cao là bạn đã quên hạ phanh tay hoặc phanh đang gặp vấn đề.

    – Áp suất dầu (oil pressure warning): Nếu đèn này sáng tức là áp suất dầu không phù hợp, nếu ánh sáng màu cam tức là áp suất vẫn đang trong giới hạn phù hợp. Còn khi đèn này chuyển màu đỏ bạn cần phải xem xét và châm thêm dầu cho xe.

    – Ắc quy (battery warning): Đây là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến động cơ của xe. Nếu ắc quy màu đỏ tức là lượng điện đang rất yếu, bạn cần được bổ sung năng lượng ngay lập tức.

    y-nghia-ki-hieu-den-thuong-gap-cua-tap-lo
    Ý nghĩa các kí hiệu đèn thường gặp trên táp lô của xe ô tô

    – Đèn cảnh báo nguy hiểm (hazzard warning): Các thế hệ xe hơi đời mới thông minh thường được trang bị hệ thống đèn cảnh báo nguy hiểm, khi phát hiện vật cản hoặc sự cố đèn này sẽ sáng.

    Hướng dẫn xử lý khi xe xuất hiện đèn cảnh báo

    Thông thường trên xe sẽ có 3 màu đèn để cảnh báo về cấp độ khi xe gặp vấn đề:

    – Xanh: mang ý nghĩa chú ý. Đèn xanh sáng khi xe đang hoạt động thường chỉ là để nhắc người lái về tình trạng hoạt động thiết bị, như đèn báo tín hiệu đang bật, đèn pha đang ở chế độ chiếu xa, điều hoà đang bật, … Những loại đèn này không ảnh hưởng đến tính an toàn của xe.

    – Vàng: cảnh báo về các sự cố (hoặc nguy cơ) đã hoặc có thể xảy ra. Ví dụ như nhiên liệu sắp hết (biểu tượng hình máy bơm xăng), hay có trục trặc với hệ thống phanh chống bó cứng ABS (biểu tượng hình tròn và chữ ABS ở trong). Các loại đèn báo này, cấp độ nguy hiểm thường chưa cao, xe vẫn có thể duy trì với tốc độ chậm để đến các gara kiểm tra.

    – Đỏ: cảnh báo nguy hiểm. Với các loại đèn này, nếu phát hiện ra bạn cần phải có cách xử lý ngay lập tức, không nên tiếp tục di chuyển xe, thay vào đó bạn nên gọi cứu hộ để nhận được sự giúp đỡ.

Tags: