Với mọi vị trí việc làm (việc làm IT, việc làm tài xế, việc làm bán thời gian, việc làm thuỷ sản, việc làm remote, việc làm part time, cộng tác viên, việc làm tiếng Nhật, việc làm tài xế, việc làm ô tô, nhân viên bảo vệ, việc làm giao hàng bằng xe máy, việc làm ở quỹ đầu tư,…) khi vi phạm nội quy công ty, người lao động có nguy cơ sẽ bị tạm đình chỉ công việc. Vậy tạm đình chỉ công việc là gì? Vi phạm nội quy lao động đến mức nào thì bị tạm đình chỉ công việc?
1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Bộ luật Lao động năm 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về tạm đình chỉ công việc nhưng có quy định về vấn đề này như sau:
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Theo quy định này, có thể hiểu đơn giản, tạm đình chỉ công việc là trường hợp người lao động phải ngừng việc tạm thời để doanh nghiệp thực hiện việc điều tra, xác minh vụ vi phạm kỉ luật lao động có tính chất phức tạp do người lao động đó gây ra.
Lưu ý, tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật lao động. Đây cũng không phải thủ tục bắt buộc khi người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc chỉ là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động xác minh chính xác vi phạm mà người lao động gây ra khi mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác định vi phạm.
2. Trường hợp nào người lao động bị tạm đình chỉ công việc?
Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong 01 trường hợp là khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1 – Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp.
2 – Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
3 – Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên.
Tham khảo thêm:
QC Là Gì? Nghề QC Như Thế Nào? Các Phương Pháp QC?
7 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao
3. Thời gian đình chỉ công việc tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định như sau:
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Với quy định này, thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động sẽ được xác định như sau:
– Trường hợp thông thường: Tối đa 15 ngày.
– Trường hợp đặc biệt: Tối đa 90 ngày.
Khi hết thời hạn nói trên, người lao động phải được nhận trở lại làm việc. Trường hợp tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo điểm e khoản 2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng, còn người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 10 – 20 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
4. Tiền lương trong thời gian đình chỉ công việc tính thế nào?
Theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động khi bị tạm đình chỉ công việc có quyền tạm ứng tiền lương. Số tiền được tạm ứng lúc này được tính là 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, tiền lương trong thời gian nghỉ do đình chỉ công việc được xác định như sau:
– Sau khi điều tra, xác minh vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động:
Người lao động được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận cho toàn bộ thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
– Sau khi điều tra, xác minh vi phạm mà bị xử lý kỷ luật lao động:
Người lao động không được trả lương nhưng cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Hiện nay, nước ta đang có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế – xã hội. Theo đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ được hình thành nên do nhận được sự đầu tư từ các đơn vị cả trong lẫn ngoài nước. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực đang được thúc đẩy triển khai để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tìm cho mình cơ hội việc làm ở nhiều khu vực trên toàn quốc, điển hình là tìm việc làm tại Hà Nội, tìm việc làm tại TPHCM, tìm việc làm Cần Thơ, tìm việc Hải Phòng, tìm việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh, tìm việc làm ở Bến Tre, cần tìm việc làm ở Củ Chi, tìm việc làm tại Sóc Trăng,… Ứng tuyển ngay nhé!
Từ khóa liên quan: viec làm gia lai, tim viec lam tai tphcm, tim viec giao hang, tim viec lam part time, tuyển dụng thu ngân, vieclam bentre, việc làm vĩnh yên vĩnh phúc mới nhất, tuyen dung da lat
Nguồn: Luật Việt Nam