Tấm cách âm cách nhiệt

Biện pháp thi công sàn nâng kỹ thuậtViệc đánh giá độ an toàn cũng như chất lượng của công trình sẽ phụ thuộc vào việc thi công sàn nâng kỹ thuật. Quy trình này là một trong những quy trình quan trọng nên cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó cũng […]

Đã cập nhật 24 tháng 7 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Tấm cách âm cách nhiệt

Biện pháp thi công sàn nâng kỹ thuật
Việc đánh giá độ an toàn cũng như chất lượng của công trình sẽ phụ thuộc vào việc thi công sàn nâng kỹ thuật. Quy trình này là một trong những quy trình quan trọng nên cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó cũng đảm bảo được biện pháp thi công sàn chuyên nghiệp. Để giúp bạn có thể hiểu thêm quy trình cũng như biện pháp thi công sàn nâng kỹ thuật đúng chuẩn. DURAflex sẽ cung cấp một số những thông tin cơ bản về quy trình này qua bài viết dưới đây.
Sàn nâng kỹ thuật là gì?
Sàn nâng kỹ thuật còn được biết đến là sàn thông minh giúp tạo ra những khoảng không ở giữa các tấm sàn với sàn bê tông bao gồm chân đế dưới để nâng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư thi công có thể lựa chọn những loại sàn có vật liệu lõi hoặc vật liệu bề mặt.

Sàn nâng kỹ thuật là gì?
Cấu trúc của sàn nâng kỹ thuật
Hệ thống sàn nâng kỹ thuật được thiết kế bào gồm mạng lưới những khung kim loại hay chân đế giúp bạn nâng những tấm sàn lên độ cao tùy ý. Độ cao sàn là khoảng không gian có thể giúp bạn chạy dây hay được sử dụng để lắp đặt những thiết bị chìm thuận lợi.
Kích thước sàn nâng sẽ có nhiều loại kích thước khác nhau, có hai loại sàn nâng phổ biến hiện nay đó là sàn nâng nguyên khối và sàn có lỗ thông hơi. Chất liệu chủ yếu để làm ra sàn nâng thường sẽ là nhôm, xi măng, gỗ hay sợi khoáng. Thông thường tấm sàn nâng có thể để dưới dạng trần hoặc phủ một loại vật liệu lên bề mặt như: vinyl, HPL, sắt sơn tĩnh điện.
Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật
Mỗi loại sàn nâng kỹ thuật sẽ có những tác dụng khác nhau trong mỗi công trình. Tuy nhiên tác dụng chính đó là giảm việc đi dây âm tường sẽ khiến cho bạn khó khăn trong quá trình sửa chữa khi hỏng hóc.
Đối với sàn nâng nguyên khối, vật liệu trên bề mặt sẽ khác nhau. Bởi trên bề mặt có phủ sắt sơn tĩnh điện kết hợp với lõi bằng xi măng có khả năng chịu lực rất tốt. Nếu sàn nâng phủ trên bề mặt vinyl sẽ khử tĩnh điện sẽ phù hợp với những căn phòng sản xuất điện tử. Bề mặt phủ HPL sẽ giúp tăng khả năng chống ồn, phù hợp để sử dụng trong những phòng hội họp.

Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật
https://vachngandidongdanang.com.vn/wp-content/uploads/2018/05/san-nang-ky-thuat-800×577.png
Đối với loại sàn nâng có lỗ thông hơi sẽ cho phép lắp đặt thêm hệ thống điều hòa bên dưới sàn nhà. Đây sẽ là lựa chọn thay thế khi bạn sử dụng máy điều hòa gắn tường truyền thống. Điều này sẽ làm giảm đi chi phí vận hành cho bạn.
Thi công sàn nâng kỹ thuật
Để có thể thi công sàn nâng kỹ thuật đúng cách bạn cần phải thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị kết cấu và bản vẽ cho sàn nâng kỹ thuật
Tiếp nhận bản vẽ chi tiết của công trình, các thiết bị trên sàn, vị trí điện cần lắp đặt , vách ngăn, cửa kính hoặc cửa ra vào,…Nhận mặt bằng, trục định vị và mốc thực địa.
Bước 2: Vệ sinh hệ thống sàn
Dọn dẹp, vệ sinh những vật liệu còn lại để loại bỏ đi những bụi bẩn, đảm bảo khu vực thi công luôn được sạch sẽ.
Bước 3: Xác định chiều cao hệ thống sàn nâng kỹ thuật
Đo và xác định độ cao của sàn nâng đối với vị trí xuất phát, đối với vị trí của ra vào cần đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi.
Bước 4: Chia ô xác định vị trí chân đế sàn nâng kỹ thuật
Cần phải chia ô xác định các vị trí chân đế để khi dán chân, vị trí của các chân không bị xê dịch.
Bước 5: Lắp đặt thanh đỡ ngang
Thanh ngang được bắt bulong để đỡ chân đế thép tạo thành một hệ liên kết chặt chẽ. Chân đế và thanh giằng được dán đệm cao su chống ồn và cố định hệ sàn nhằm đảm bảo không gây ra sự cố vỡ, nứt sàn.
Bước 6: Lắp đặt mặt tấm sàn nâng kỹ thuật
Bước 7: Khoan cắt lỗ cho hệ thống âm sàn (đèn, điện,..)
Bước 8: Hoàn thiện hệ thống sàn nâng kỹ thuật
Sàn nâng kỹ thuật DURAflex
Trong những năm gần đây, đã và đang có một loại sàn được nhiều người sử dụng quan tâm đó là sàn nâng kỹ thuật DURAflex. Đây là loại sàn có thể tạo không gian giữ sàn xi măng và các sàn bê tông được liên kết với nhau nhờ hệ khung sắt chân đế. Chủ yếu loại sàn DURAflex sẽ được sử dụng cho những nhà xưởng, công trình thương mại cần đường điện đi bên dưới. Ngoài ra còn có một số hệ thống sàn điều hòa không khí và ống nước để làm mát.

Sàn nâng DURAflex có cấu tạo hệ khung sắt chắc chắn sẽ giúp nâng sàn hiệu quả. Bên cạnh đó thì loại sàn này cũng có khả năng chịu ẩm và chịu tải trọng cao. Vô cùng bền chắc và có khả năng chịu lực tốt và có khả năng chống cháy hiệu quả.
Các vật liệu dùng kèm với sàn nâng kỹ thuật
Một số những vật liệu được sử dụng đi kèm với sàn nâng kỹ thuật là những vật liệu không thể thiếu đó là tấm xi măng DURAflex. Tấm DURAflex đây là tấm xi măng 2X có độ dày từ 12 – 20mm được sử dụng để lót sàn thay thế các loại betong đúc hoặc những loại ván gỗ ép. Đây là sản phẩm đã đạt được chứng nhận chất lượng hoa Kỳ và chứng nhận Xanh Green Label Singapore với độ bền sản phẩm đến 50 năm. Bạn có thể lựa chọn với nhiều kích thước khác nhau 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm sao cho phù hợp với công trình của mình.

Trên đây là một số thông tin cũng như các biện pháp thi công sàn nâng kỹ thuật bạn nên biết. Để được tư vấn trực tiếp về các vật liệu sử dụng sàn nâng hãy liên hệ ngay với DURAflex để được tư vấn trực tiếp nhé!

Tags: