Tại sao nên giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non? Dạy con với quy tắc 5 ngón tay đơn giản. 

Giáo dục giới tính trong độ tuổi nào cũng vô cùng quan trọng vì ai cũng cần có kiến thức về giới tình và tình dục để bảo vệ bản thân, tuy nhiên bố mẹ cần quan tâm giáo dục giới tính sớm cho con ngay từ khi còn nhỏ bởi đây là giai đoạn […]

Đã cập nhật 7 tháng 11 năm 2024

Bởi Thảo Phạm

Tại sao nên giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non? Dạy con với quy tắc 5 ngón tay đơn giản. 

Giáo dục giới tính trong độ tuổi nào cũng vô cùng quan trọng vì ai cũng cần có kiến thức về giới tình và tình dục để bảo vệ bản thân, tuy nhiên bố mẹ cần quan tâm giáo dục giới tính sớm cho con ngay từ khi còn nhỏ bởi đây là giai đoạn con còn non nớt và ngây thơ, cần sự dìu dắt của các bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và cách áp dụng giúp trẻ hiểu nhanh. 

Tại sao cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ mẫu giáo

Trẻ mầm non trong từ 3-5 tuổi đã bắt đầu xa vòng tay của bố mẹ và đến trường để bắt đầu làm quen với bạn bè mới và thầy cô trong môi trường mẫu giáo. Vì trẻ trong độ tuổi này đã có nhận thức và sự tò mò, sở thích khám phá thế giới xung quanh, bên cạnh đó phụ huynh cũng không thể cạnh con 24 giờ. 

Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để dạy con về các kiến thức giáo dục giới tính một cách thật khéo léo và dễ hiểu, giúp con nhanh chóng tiếp thu và tránh xa các mối nguy hiểm hay nguy cơ con trở thành đối tượng bị kẻ xấu xâm hại.

Việc giáo dục giới tính có thể được lồng ghép thông qua các trò chơi, truyện tranh, video hướng dẫn trên internet, . .. nhằm giúp con trước tiên nhận biết những “vùng nhạy cảm”trên cơ thể con không được cho người khác động chạm hay cách ứng xử khi gặp người có ý đồ xấu (la hét chạy nhanh và nhờ sự trợ giúp từ người lớn xung quanh,…)

Bố mẹ lưu ý hướng dẫn con về vùng nhạy cảm không được động chạm ở trẻ

Dạy trẻ áp dụng quy tắc 5 ngón tay 

Hiểu một cách đơn giản, phụ huynh giúp con hiểu được 5 nhóm người thường gặp tương ứng với 5 ngón tay, mối quan hệ càng lạ thì tượng trưng cho ngón tay ở càng xa và nên tránh.

  • Ngón cái, ngón gần nhất,  tượng trưng cho gia đình ruột thịt như ông bà, cha mẹ, anh chị em, là những mối quan hệ gần gũi nhất. Trẻ có thể ôm hôn và nhận cử chỉ yêu thương từ các thành viên trong gia đình. Khi còn nhỏ và chưa thể tự lập, trẻ có thể được hỗ trợ tắm và thay đồ từ người thân.
  • Ngón trỏ: Đại diện cho thầy cô, bạn học, hoặc họ hàng thân thiết. Trẻ có thể nắm tay, khoác vai, hoặc vui đùa với những người này, nhưng cũng phải vạch ra ranh giới nhất định. Nếu ai đó cố tình vượt quá giới hạn và chạm vào vùng nhạy cảm (vùng đồ bơi), trẻ cần hét to và gọi người lớn đến hỗ trợ.
  • Ngón giữa: Dành cho những người quen biết nhưng không gặp thường xuyên như hàng xóm hay bạn bè của cha mẹ. Đối với họ, trẻ nên chỉ dừng ở mức bắt tay, cười và chào.
  • Ngón áp út: Biểu thị cho những người quen của gia đình mà trẻ chỉ gặp lần đầu. Trẻ chỉ cần vẫy tay chào xã giao hoặc bằng câu chào lễ phép, có sự bảo hộ của bố mẹ và người thân. 
  • Ngón út: Là ngón xa nhất, đại diện cho những người lạ hoàn toàn hoặc những người có hành vi khiến trẻ bất an. Với những người này, trẻ có thể tránh xa, chạy đi hoặc hét to để báo hiệu cho mọi người xung quanh.

Quy tắc 5 ngón tay

Việc giáo dục giới tính ở độ tuổi mầm non có tác động quan trọng trong sự phát triển và hình thành cảm xúc của trẻ, cha mẹ cần cởi mở chia sẻ để trẻ không e ngại về vấn đề này nhưng cũng cần sự khéo léo trong cách truyền tải. Hy vọng qua bài viết đã cho phụ huynh những lời khuyên phù hợp.