Sơn xe ô tô: Lưu ý tránh mất tiền, hại xe

Sơn xe ô tô được cho là có chất lượng không bằng sơn nguyên bản. Sau khi sơn dặm xe sẽ bị tình trạng 2 màu. Thực hư việc này thế nào? Sơn ô tô đóng vai trò như một “chiếc áo”, thể hiện toàn bộ diện mạo của xe. Không chỉ ảnh hưởng, thậm […]

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Sơn xe ô tô: Lưu ý tránh mất tiền, hại xe
  1. Sơn xe ô tô được cho là có chất lượng không bằng sơn nguyên bản. Sau khi sơn dặm xe sẽ bị tình trạng 2 màu. Thực hư việc này thế nào?

    Sơn ô tô đóng vai trò như một “chiếc áo”, thể hiện toàn bộ diện mạo của xe. Không chỉ ảnh hưởng, thậm chí quyết định tính thẩm mỹ, sơn xe ô tô còn tác động không nhỏ đến giá trị xe.

    Một điều đáng phiền lòng là sơn xe ô tô vốn rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn hại trong quá trình sử dụng. Qua một thời gian dùng xe, việc sơn xe ô tô bị trầy xước là điều khó thể tránh khỏi do các tác động vật lý từ bên ngoài như va quẹt, va chạm… Bên cạnh đó, theo thời gian dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường, thời tiết, khí hậu… sơn xe cũng dễ bị bạc màu, nứt nẻ, thậm chí bong tróc…

    Vậy khi nào nên sơn xe ô tô?

    Ô tô bị trầy xước sơn xe

    Sơn xe ô tô có 3 lớp chính: lớp sơn phủ bóng ở trên, lớp sơn màu ở giữa và lớp sơn lót ở dưới cùng. Ngoài ra còn có lớp sơn chống gỉ. Nếu các tổn hại trên diện nhỏ chỉ nằm ở lớp sơn bóng thì có thể khắc phục bằng cách hiệu chỉnh, đánh bóng xe ô tô.

    Tuy nhiên với những vết trầy xước nặng ở diện rộng, xâm phạm đến lớp sơn chính, thậm chí là lớp sơn lót, sơn chống gỉ và vỏ xe thì cần sơn lại xe. Sơn xe ô tô sẽ giúp xử lý những vết trầy xước, trả lại diện mạo mới đẹp cho sơn xe. Tuỳ vào tình trạng nặng nhẹ, diện tích của vùng xước mà sẽ sơn lại 1 vùng hoặc sơn lại cả xe.

    Ô tô bị bạc màu, nứt nẻ sơn xe

    Không gì là tồn tại mãi mãi, nhất là sơn xe ô tô khi ngày ngày phải chịu nắng, mưa, khói bụi ô nhiễm từ môi trường, hoá chất… Thời gian hoàng kim của sơn xe ô tô thường tầm 5 năm. Kể từ sau 5 năm, sơn xe sẽ bắt đầu xuống cấp như bạc màu, nứt nẻ nhẹ. Sau 10 năm, sơn xe thường xuống cấp nặng nề hơn như bị bong tróc. Ngoài ra, tuổi thọ sơn xe ô tô còn tuỳ thuộc vào từng điều kiện sử dụng xe khác nhau.

    Để khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ, thậm chí bong tróc… không còn cách nào khác ngoài sơn lại xe. Với trường hợp này thông thường người ta sẽ chọn sơn mới lại toàn bộ xe ô tô.

    Muốn đổi màu sơn xe ô tô

    Không ít trường hợp sau một thời gian sử dụng, chủ xe muốn đổi lại màu sơn ô tô của mình. Có rất nhiều nguyên nhân như muốn thay đổi màu để xe trông mới và lạ hơn, muốn chọn một màu độc đáo hơn khác với các màu cơ bản nhà sản xuất cung cấp, muốn đổi màu sơn ô tô vì phong thuỷ…

    Các kiểu sơn xe ô tô


    Có 2 kiểu sơn xe ô tô chính đó là sơn dặm và sơn lại toàn bộ xe.

    Sơn dặm

    Sơn dặm ô tô (hay còn gọi sơn vá) là sơn một khu vực, một bộ phận, một vị trí cụ thể nào đó trên xe ô tô, không phải sơn toàn bộ xe. Kỹ thuật sơn dặm ô tô thường sử dụng để khắc phục các vết trầy xước nhỏ, nhẹ… hay các vết trầy xước chỉ tập trung một khu vực, một bộ phận trên xe.

    Ưu điểm của sơn dặm đó là chi phí thấp nhiều so với sơn lại toàn bộ xe. Ngoài ra, thời gian sơn dặm xe cũng ngắn hơn, chỉ tầm 1 – 2 ngày.

    Tuy nhiên sơn dặm xe hơi lại đòi hỏi độ khó rất cao ở công đoạn pha màu và phun sơn. Bởi phải pha màu và phun sơn làm sao để vùng sơn mới tương đồng, hài hoà nhất với lớp sơn cũ xung quanh không phải là việc dễ dàng. Công đoạn này đòi hỏi thợ không chỉ thành thạo mà phải phải có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm.

    Trong các kiểu sơn dặm, sơn dặm xử lý các vết xước nhỏ trên toàn bộ thân xe là khó nhất. Bởi dù vết xước nhỏ nhưng lại rải đều nên nếu pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ khiến sơn xe không đều màu, thậm chí là bị lom đóm 2 màu.

    Sơn toàn bộ xe

    Sơn toàn bộ ô tô là mài bốc toàn bộ lớp sơn cũ sau đó sơn chống gỉ và sơn mới lại bằng 4 lớp chuẩn: sơn chống gỉ, sơn lót, sơn chính và sơn bóng. Có 2 cách sơn toàn bộ ô tô là sơn ngoài và sơn toàn diện khung.

    Sơn ngoài là chỉ sơn phần vỏ ngoài xe, những vị trí có thể thấy được. Còn sơn toàn diện là cách sơn giống như nhà sản xuất làm là sơn toàn bộ khung xe và vỏ xe cả phần thấy được và phần khuất ở trong.

    Để sơn toàn diện, cần phải tháo hết tất cả máy móc, nội thất xe để thấy rõ được toàn bộ khung và thân vỏ xe. Khi sơn lại xe ô tô, hiếm khi áp dụng cách này bởi quy trình thực hiện phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian nhưng quan trọng cũng không thực sự cần thiết nếu thân vỏ xe không bị hư hại nghiêm trọng.

    Người ta thường chọn cách sơn lại toàn bộ xe ô tô khi xe bị trầy xước ở thể nặng và phân bố nhiều vị trí, sơn xe nhiều năm bị bạc màu, bong tróc và muốn đổi màu sơn xe.

Tags: