Sitemap – Tối ưu khả năng thu thập dữ liệu từ Google

Nếu như theo dõi các bài viết về Technical SEO gần đây; chắc hẳn bạn đã nghe nói về cụm từ Sitemap (Sơ đồ website) rất nhiều lần. Bạn tự hỏi vậy sitemap là gì? Và nó có quan trọng khi làm SEO hay không? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn […]

Đã cập nhật 18 tháng 6 năm 2019

Bởi TopOnMedia

Sitemap – Tối ưu khả năng thu thập dữ liệu từ Google

Nếu như theo dõi các bài viết về Technical SEO gần đây; chắc hẳn bạn đã nghe nói về cụm từ Sitemap (Sơ đồ website) rất nhiều lần. Bạn tự hỏi vậy sitemap là gì? Và nó có quan trọng khi làm SEO hay không?

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về khái niệm, cách hoạt động cũng như cách tạo sơ đồ website một cách đơn giản nhất.

Sitemap là gì?

Sitemap là nơi tổng hợp và sắp xếp một phần hoặc toàn bộ đường dẫn (URL) các trang trên website, giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác định vị và thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nếu đã xem qua bài viết về Robots Meta Tag Robots.txt chắc hẳn bạn đã biết rằng Google không phải lúc nào cũng thu thập toàn bộ dữ liệu trên website. Trong những dữ liệu bị bỏ qua đó; có thể bao gồm những nội dung quan trọng cần được xếp hạng.

Do đó nhờ có sơ đồ website mà chúng ta sẽ đảm bảo được rằng Google luôn tìm thấy và cập nhật những nội dung này khi vào website của bạn. Đặc biệt là với website của doanh nghiệp; vốn đã rất nhiều nội dung về dịch vụ sản phẩm.

Làm sao để biết website đã có sitemap hay chưa?

Đa phần mọi website đều có thể kiểm tra sitemap một cách đơn giản bằng URL sau:

domain.com/sitemap.xml

Hoặc

domain.com/sitemap_index.xml

Với domain.com là tên website của bạn. Thông thường sitemap sẽ hiển thị như dưới đây:

sitemap là gì

Đối với những website bán hàng, website lâu năm với lượng thông tin khổng lồ sitemap được chia thành nhiều phần nhỏ hơn ví dụ như:

domain.com/post-sitemap.xml

domain.com/page-sitemap.xml

domain.com/category-sitemap.xml

Không có nguyên tắc nào cho việc chia sơ đồ website thành bao nhiêu phần cả, tất cả phụ thuộc vào việc bạn cho rằng những nội dung chất lượng nào cần được Google biết tới.

Hướng dẫn cách tạo sitemap đơn giản trên WordPress

Nhờ có wordpress mà giờ đây một người không quá am hiểu về lập trình cũng có thể xử lý được một số vấn đề cơ bản khi làm SEO, trong đó có cả việc tạo Sitemap.

Cài đặt Yoast SEO

Trong trình quản lý chọn Plugin > Add new > Tìm kiếm Yoast Seo > Install Now Đa phần các plugin giúp soạn thảo và tối ưu bài viết hiện nay như Yoast SEO hoặc Rank Math đều có thể tạo được sitemap một cách tự động. Tự động ở đây có nghĩa là mỗi khi bạn thêm một bài viết mới và cho phép Google index thì URL của bài viết hoặc nội dung này sẽ được cập nhật ngay trên sơ đồ websiteTại việt Nam đa phần người dùng vẫn sử dụng Yoast SEO do đó TOS sẽ chỉ giới thiệu về cách tạo sitemap trên plugin này. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng những plugin khác mà chưa biết cách tạo sơ đồ website có thể gửi tin nhắn để TOS được hỗ trợ nhé.

Cài đặt trong trình quản lý Yoast SEO

Tại trang quản trị chọn SEO > Chọn Tổng quan (General) > Chọn Tính năng (Features) > Bật tính năng Sơ đồ trang XML (sitemap.xml) Bạn có thể chọn Xem XML sitemap để xem trước Lưu ý: Đối với những nội dung không quan trọng bạn nên sử dụng thẻ Noindex để chúng không xuất hiện trong sitemap. Xem thêm bài viết về Robots Meta Tag để hiểu cách sử dụng thẻ này.

Khai báo với Google

Sau khi đã tạo được sơ đồ website bạn cần phải khai báo với Google bằng cách: Truy cập vào Google Search Console > Chọn Sitemap > Dán phần URL phía sau tên website > Chọn Submit

Tổng kết

Trên đây là khái niệm cũng như cách kiểm tra và khởi tạo sitemap một cách đơn giản cho các doanh nghiệp muốn tự mình xây dựng website chuẩn SEO. Hy vọng rằng với những kiến thức này; người quản trị website đã hiểu thêm về một trong 30 yếu tố technical SEO; được đánh giá là quan trọng hàng đầu từ Google.

TOS vẫn sẽ cung cấp những bài viết hàng tuần về chủ đề này; thế nên bạn đừng quên ghé thăm và cập nhật những thông tin mới nhất nhé.

Nếu cần tư vấn dịch vụ SEO hoặc chiến lược Digital Marketing; vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin để nhận được sự chăm sóc tận tình nhất.