Cơ chế và đặc điểm sinh lý chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là quá trình máu chảy ra từ tử cung hàng tháng, do việc niêm mạc tử cung bị loại bỏ dưới tác động của sự giảm đột ngột của hormone Estrogen hoặc cả Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Việc hiểu rõ sinh lý chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái hiểu […]

Đã cập nhật 19 tháng 12 năm 2023

Bởi Bá An

Cơ chế và đặc điểm sinh lý chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là quá trình máu chảy ra từ tử cung hàng tháng, do việc niêm mạc tử cung bị loại bỏ dưới tác động của sự giảm đột ngột của hormone Estrogen hoặc cả Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Việc hiểu rõ sinh lý chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái hiểu rõ phần nào Sức Khoẻ của mình.

Cơ chế của kinh nguyệt

Hoạt động của hệ trục bao gồm ba bộ phận chính: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng.

Hệ trục này ảnh hưởng lên tử cung, cơ quan chịu tác động chính gây ra kinh nguyệt. Hormone Gn-RH được tiết ra từ vùng dưới đồi, tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH.

FSH kích thích nang noãn ở buồng trứng phát triển lớn dần thành nang noãn trưởng thành. Khi đó, LH tăng cao cùng với FSH kích thích nang noãn chín, khởi động quá trình phóng noãn.

Khi nang noãn lớn, lớp tế bào hạt ở vỏ nang bắt đầu tiết Estrogen. Sau khi quá trình phóng noãn xảy ra, hoàng thể hình thành tại nơi nang noãn vỡ trên bề mặt buồng trứng, tiết Progesteron và một phần Estrogen. Estrogen tác động lên niêm mạc tử cung, làm nó dày hơn và tạo ra các ống tuyến. Progesteron cũng làm ống tuyến niêm mạc nội mạc trở nên uốn lượn và tiết ra chất nhầy. Khoảng 14 ngày sau phóng noãn, Estrogen và Progesteron giảm đột ngột gây ra việc bong niêm mạc tử cung và kích thích kinh nguyệt.

Estrogen và Progesteron ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng ngược lên vùng dưới đồi, ngừng tiết Gn-RH. Khi hai hormone này giảm, lại kích thích vùng dưới đồi tiết Gn-RH.

Đặc điểm của kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của hormone sinh dục mà còn phụ thuộc vào tình trạng của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương như viêm hay u xơ tử cung, làm cho niêm mạc không đồng đều trong việc đáp ứng với hormone sinh dục, có thể dẫn đến tình trạng kinh kéo dài và xuất hiện nhiều máu hơn.

Kinh nguyệt phản ánh tình hình hoạt động của hệ thống hormone sinh dục như vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng, cũng như tình trạng niêm mạc tử cung, từ đó đo lường sự phát triển của chức năng sinh dục ở phụ nữ.

Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia giai đoạn hoạt động sinh dục của phụ nữ:

  • Tuổi niên thiếu: Trước khi phụ nữ có kinh lần đầu tiên.
  • Tuổi dậy thì: Được xác định bằng kỳ kinh đầu tiên.
  • Thời kỳ sinh sản: Khi có chu kỳ kinh đều đặn, có quá trình phóng noãn và khả năng sinh sản.
  • Thời kỳ mãn kinh: Khi phụ nữ không còn có kinh nữa và mất khả năng sinh sản.

Trên đây là giải đáp sinh lý chu kỳ kinh nguyệt mà Thetips muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến hữu ích cho bạn đọc.

Tags: