Rối loạn sắc tố da là gì? Có chữa trị được không?

Rối loạn sắc tố da là một vấn đề các chị em phụ nữ thường mắc phải khi vừa bước vào tuổi trung niên. Đây là một bệnh lý hình thành nên do sự gia tăng của sắc tố melanin. Vậy rối loạn sắc tố da là gì? Có cách chữa trị nào hay không? […]

Đã cập nhật 28 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Rối loạn sắc tố da là gì? Có chữa trị được không?
  1. Rối loạn sắc tố da là một vấn đề các chị em phụ nữ thường mắc phải khi vừa bước vào tuổi trung niên. Đây là một bệnh lý hình thành nên do sự gia tăng của sắc tố melanin. Vậy rối loạn sắc tố da là gì? Có cách chữa trị nào hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn.

    Bệnh rối loạn sắc tố da là gì?

    Rối loạn sắc tố là một bệnh lý liên quan đến da. Da xuất hiện những vết sạm nâu, sạm đen hoặc các vết loang lổ màu trắng. Những biểu hiện này có thể xuất hiện trên cả cơ thể, và biểu hiện rõ nhất ở các vị trí mặt, cổ và tay,… và thường xuất hiện ở phụ nữ.

    Rối loạn sắc tố da là gì?
    Rối loạn sắc tố da là gì?

    Những hình thức rối loạn sắc tố da thường gặp

    Tăng sắc tố da

    Các bệnh lý về da được biểu hiện qua tăng sắc tố da chính là nám da, tàn nhang, da có các vết đồi mồi,… khi lượng melanin gia tăng đột ngột ở một số vùng da.

    • Nám da: Là một bệnh về da khá phổ biến mà các phụ nữ thường gặp khi mang thai, sau khi sinh hoặc đang ở trong độ tuổi trung niên. nám da nặng hay nhẹ tùy thuộc vào vị trí nám mọc tại hạ bì, trung bì hay thượng bì. Bệnh này  mất khá nhiều thời gian để chữa và có thể tái lại nếu không được điều trị đúng cách.
    Da bị nám
    Da bị nám
    • Tàn nhang: Một biểu hiện trong số tình trạng tăng sắc tố da đó chính là tàn nhang. Mặc dù tàn nhang không gây hại gì đến sức khỏe con người nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.
    Tàn nhang
    Tàn nhang
    • Đồi mồi: Đồi mồi là một biểu hiện da có những vết đốm nâu, đen, tùy vào tình trạng sắc tố da. Kích thước của các nốt đồi mồi cũng đa dạng và xuất hiện trên da rải rác. Chúng chỉ thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên.
    Da xuất hiện các đốm đồi mồi do rối loạn sắc tố da
    Da xuất hiện các đốm đồi mồi do rối loạn sắc tố da

    Giảm sắc tố da

    Trái ngược với tăng sắc tố, vùng da bị giảm sắc tố sẽ có màu sắc nhợt nhạt hoặc thậm chí mất màu so với những vùng xung quanh. Một số bệnh lý về da có thể mắc phải khi bị giảm sắc tố da:

    • Bạch tạng: Khi cơ thể không sản sinh được Melanin thì tóc, da hay các bộ phận trên cơ thể sẽ không có màu, hoặc nhạt màu. Bệnh bạch tạng còn khiến da dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh này khá hiếm gặp và cũng chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Người bị bạch tạng khi đi ra ngoài cần che chắn, chống nắng kĩ càng tránh tình trạng da, mắt bị tổn thương do tia cực tím.
    Rối loạn sắc tố da - Bạch tạng
    Rối loạn sắc tố da – Bạch tạng
    • Bạch biến: Bạch biến có một số biểu hiện giống như bạch tạng nhưng có thể điều trị được. Làn da của người bị bạch biến có thể xuất hiện mảng trắng như bạch tạng nhưng chỉ thành từng mảng.
    Rối loạn sắc tố da - Bạch biến
    Rối loạn sắc tố da – Bạch biến

    Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rối loạn sắc tố da

    • Do gen di truyền
    • Rối loạn nội tiết tố
    • Do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời kích thích sản sinh thêm melanin và từ đó tạo ra các đốm nâu.
    • Việc ăn uống, sử dụng mỹ phẩm sai cách cũng khiến làn da chịu những tác động về sắc tố da không đáng có.

    Bệnh rối loạn sắc tố có trị được không?

    Các chuyên gia cho biết, tình trạng tăng sắc tố da có thể kiểm soát nếu xác định được nguyên nhân cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể sử dụng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc bôi, bạn có thể tham khảo các phương pháp thẩm mỹ Công Nghệ cao như bắn laser, peel da,… Qua đó, làn da sẽ dần đều màu và sáng lên.

    Ngược lại quá trình điều trị giảm sắc tố da phức tạp, tốn công và ít mang lại hiệu quả hơn. Bác sĩ da liễu cũng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang lại sự cải thiện như: sử dụng thuốc bôi, thuốc uống. Nếu tình trạng nặng nề có thể áp dụng thêm quang hóa trị liệu, các thủ thuật như: ghép da, cấy tế bào sắc tố.

    Dù bạn đang trong quá trình điều trị tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố, bạn cũng hãy tiến hành đúng theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu. Và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng cho làn da.

    Làn da sau khi điều trị sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ tổn thương hơn. Vì thế hãy chọn những sản phẩm skincare lành tính, nhẹ dịu cho da sau điều trị.

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về bệnh rối loạn sắc tố da ở phụ nữ. Làn da rất quan trọng với chúng ta. Một làn da khỏe mạnh, mịn màng, tươi tắn là ước mơ của tất cả các cô nàng trên thế giới. Vì thế hãy nâng niu và chăm sóc da mặt thật cẩn thận và kỹ lưỡng bạn nhé!