Robots Meta Tag – Khái niệm index, noindex, follow, dofollow

Đối với một website bình thường chúng ta chỉ sử dụng 4 lệnh phổ biến như sau: Phương thức xử lý Mục đích all/ index Đây là giá trị mặc định cho phép Google thu thập dữ liệu và hiển thị trong kết quả tìm kiếm noindex Không thu thập dữ liệu và không hiển […]

Đã cập nhật 16 tháng 6 năm 2019

Bởi TopOnMedia

Robots Meta Tag – Khái niệm index, noindex, follow, dofollow
robots meta tag là gì

Đối với một website bình thường chúng ta chỉ sử dụng 4 lệnh phổ biến như sau:

Phương thức xử lýMục đích
all/ indexĐây là giá trị mặc định cho phép Google thu thập dữ liệu và hiển thị trong kết quả tìm kiếm
noindexKhông thu thập dữ liệu và không hiển thị trong kết quả tìm kiếm
nofollowThông báo rằng Google không cần phải thu thập nội dung trong đường dẫn (internal link, external link)
dofollowThông báo đây là nội dung tham khảo hữu ích và Google nên thu thập dữ liệu từ những đường dẫn này. (internal link, external link)

Cách ứng dụng Robots Meta Tag cho từng nội dung

1. Sử dụng thẻ index

index

Đây là phương thức xử lý dữ liệu phổ biến nhất trên website của bạn và được dùng cho tất cả những nội dung mà bạn muốn khách hàng Tìm thấy và xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Hay nói cách khác đó là những nội dung hoàn chỉnh.

Cấu trúc cho những nội dung này sẽ như sau:

2. Khám phá thẻ noindex

Noindex tag

Khi làm nội dung, có đôi khi bạn phải tạo ra những bài viết chỉ dành để phục vụ cho khách hàng ở một thời điểm nhất định như khuyến mãi, giảm giá,…

Hoặc đơn giản là những nội dung như trang kết quả tìm kiếm, trang cảm ơn,… Bạn hoàn toàn không cần xếp hạng tìm kiếm những nội dung này; do đó đây là lúc bạn sử dụng thẻ Noindex để giúp Google tập trung vào những nội dung quan trọng

Bạn có thể đọc lại bài viết về Robots.txt để hiểu thêm về vấn đề này.

Cấu trúc nội dung những trang này sẽ như sau:


Nếu như index và noindex chủ yếu dùng cho những nội dung là trang bài viết, sản phẩm,… thì nofollow và dofollow lại dùng chủ yếu cho các đường dẫn (internal link, external link). Trong trường hợp đặt ở đầu trang thì 2 lệnh này áp dụng cho TOÀN BỘ các đường dẫn trong bài viết, sản phẩm,…

3. Cách dùng lệnh Nofollow

nofollow

Hãy tưởng tượng website của bạn là một bình chứa nước và các đường dẫn (link) là các đường ống. Lượng nước ở đây đại diện cho “độ uy tín”, “sức mạnh” hay còn được gọi là “Link juice”. Theo quan điểm này lệnh Nofollow là cái van giúp bạn chặn việc mất đi sức mạnh từ trang này sang trang khác.

Khi dùng Nofollow bạn nói với Google rằng đây không phải nội dung quan trọng chỉ mang tính chất tham khảo dành cho người dùng. Do đó Google không cần phải theo dõi để cập nhật những nội dung đó.

Bằng cách kết hợp với 2 lệnh index và noindex bạn sẽ có những dạng cấu trúc sau:

  • Bạn muốn Google index 1 lần duy nhất mà không cập nhật lại

  • Bạn không muốn google index và không cập nhật

4. Khi nào nên dùng Dofollow

dofollow

Ngược lại với nofollow, đường dẫn với lệnh Dofollow mang ý nghĩa đây là nội dung được cập nhật thường xuyên và có giá trị. Chính vì lý do đó bạn cần đánh giá mức độ “uy tín”, “sức mạnh” của trang được trỏ tới vì đây cũng là yếu để Google đánh giá xếp hạng cho website của bạn.

Ví dụ một số website mạnh và uy tín như: Youtube, Google, Wikipedia,…

Để tìm hiểu kỹ hơn hãy xem bài viết: Backlink là gì? Hướng dẫn cách tạo backlink miễn phí đơn giản

Cấu trúc của đường link dofollow sẽ như sau:

Cách kiểm tra và thay đổi thuộc tính cho bài viết trên Yoast SEO

1. Cách kiểm tra

Bước 1: Trong URL cần kiểm tra bấm tổ hợp phím Ctrl + U

bước 1: chọn url cần kiểm tra
bước 2: bấm tổ hợp phím ctrl + u

Bước 2: Bấm tổ hợp Ctrl + F

Bước 3: Tìm kiếm meta name=”robots” hoặc meta content=”

bước 3: tìm kiếm meta content hoặc meta name

Bước 4: Nếu không hiển thị kết quả thì website đang mặc định là Index

2. Cách thay đổi thuộc tính cho bài viết (Yoast SEO)

Truy cập vào trình quản lý bài viết CMS

Trong CMS > Chọn tất cả bài viết (all post) > Chọn bài viết cần thay đổi thuộc tính

Chọn bài viết cần thay đổi

Tìm tên bài viết cần thay đổi > chọn chỉnh sửa

Tùy chỉnh thuộc tính

Trogn phần chỉnh sửa kéo xuống dưới cùng phần Yoast SEO > Chọn hình bánh răng và tùy chỉnh với các thông số sau: – “Cho phép bài viết hiển thị trong kế quả tìm kiếm”: Có (index), không (noindex), để Mặc định nghĩa là index- “Công cụ tìm kiếm có nên theo dõi liên kết”: Có (dofollow), không (nofollow)

Cập nhật

Chọn cập nhật bài viết để xác nhận thay đổi

Tổng kết

Trên đây là một số lệnh trong Robots Meta Tag thường dùng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO. Hy vọng rằng với những thông tin mà Top On Seek cung cấp; phần nào đã giúp bạn hiểu và tự điều cho website của mình.

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO của Top On Seek; vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.