Recruiter là gì? Phân biệt Recruiter, Headhunter và Talent acquisition

Chắc hẳn Recruiter là thắc mắc của rất nhiều quý độc giả. Nó là một vị trí, một bộ phận hay là cả một công ty? Liệu rằng nó có tầm ảnh hưởng và quan trọng đặc biệt như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp? Recruiter khác với Headhunter và Talent acquisition như […]

Đã cập nhật 5 tháng 9 năm 2022

Bởi anhnguyen

Recruiter là gì? Phân biệt Recruiter, Headhunter và Talent acquisition

Chắc hẳn Recruiter là thắc mắc của rất nhiều quý độc giả. Nó là một vị trí, một bộ phận hay là cả một công ty? Liệu rằng nó có tầm ảnh hưởng và quan trọng đặc biệt như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp? Recruiter khác với Headhunter và Talent acquisition như thế nào? Đến với bài viết này, mọi câu hỏi về Recruiter sẽ được giải đáp một cách cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Portfolio là gì? Cách làm và các mẫu Portfolio chuẩn, đẹp nhất

Recruiter
Recruiter (Nguồn: Internet) 

1. Recruiter là gì?

Recruiter được hiểu đơn giản có nghĩa là bộ phận tuyển người làm, là những người có khả năng kiếm tìm người lao động, công nhân viên cho doanh nghiệp. Mỗi một vị trí đều cần những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành riêng nên đòi hỏi người lao động kiếm được phải thật sự tương thích. Đặc biệt, họ phải có có đam mê, nhiệt huyết với nghề. Các Recruiter sẽ đưa ra những mô tả công việc, yêu cầu công việc và ưu điểm của công ty mang tính chất thuyết phục nhằm thu hút nguồn nhân lực.
Recruiter ở đây là một bộ phận của một doanh nghiệp và cũng có khả năng là một công ty tuyển dụng. Nhiệm vụ của họ là kết nối người lao động với doanh nghiệp, giúp công ty có được nguồn nhân lực tốt nhất, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tất nhiên để đi đến thành công đó, các Recruiter phải lên kế hoạch rõ ràng. Không có bất kì một công việc nào làm qua loa mà trở nên thành công cả.

Recruiter là gì?
Recruiter là gì? (Nguồn: Internet) 

2. Mô tả công việc của Recruiter

Công việc của một Recruiter bao gồm như sau:

  • Xem xét và nghiên cứu vị trí công ty đang muốn tuyển: ​Hiring Manager (HR) – Đây là bộ phận gắn liền với Recruiter. Trước khi thực hiện việc đăng tuyển tìm kiếm nhân lực thì Recruiter bắt thuộc phải thảo luận thật kỹ lưỡng với HR về yêu cầu công việc và mong muốn của họ đối với người lao động mà họ đang muốn có. Bên cạnh đó, chính người tuyển dụng sẽ đưa ra kế hoạch soạn thảo nội dung tuyển dụng một cách cụ thể, chi tiết và tạo điểm thu hút dựa trên những gì đã thảo luận và nguồn kiến thức vốn có của mình.
  • Đăng tin tuyển dụng, xem xét hồ sơ, lựa chọn và sắp xếp phù hợp: Hiện nay, khi truy cập internet, chúng ta có thể thấy các trang web với mục đích tuyển dụng xuất hiện rất nhiều. Việc của các Recruiter là đăng thông tin tuyển dụng lên các trang web đó. Nó không những không tốn quá nhiều thời gian và chi phí cho công ty mà còn mang lại nhiều tiện ích nhất định. Ngoài ra, đưa thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội cũng là một ý tưởng không tồi. Đa số trong mỗi chúng ta ai cũng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Mỗi ngày lướt mạng xã hội giải trí, biết đâu đó lại có nhân lực ứng tuyển vị trí phù hợp. Khi đã nhận được hồ sơ từ nguồn nhân lực, xem xét để lựa chọn và sắp xếp họ vào vị trí nào cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Phải làm sao vừa đánh giá được hết năng lực của các ứng viên thông qua hồ sơ, vừa lựa chọn ra ứng viên phù hợp thực sự không hề dễ dàng chút nào. Không cẩn thận sẽ rất dễ bỏ sót nhân tài đấy.
Công việc của Recruiter
Công việc của Recruiter (Nguồn: Internet) 
  • Tuyển chọn: Để tuyển chọn thì tất nhiên các ứng viên phải trải qua vòng phỏng vấn. Tùy theo yêu cầu từng công ty mà các ứng viên sẽ được phỏng vấn khác nhau. Vào thời điểm này, các Recruiter phải sắp xếp, lên lịch phỏng vấn, đảm bảo được điều kiện về không gian sao cho thoải mái và phù hợp nhất cho cả đôi bên. Sau khi phỏng vấn xong, người tuyển dụng sẽ có những nhận xét có ích dành cho các ứng viên để họ có thể hiểu thêm về bản thân và rút kinh nghiệm cho sau này. Thật là may mắn nếu như các ứng viên được tuyển chọn vào làm việc cho doanh nghiệp. Nếu chưa có ứng viên phù hợp các Recruiter sẽ phải đăng thông tin tuyển dụng thêm một lần nữa.
  • Hỗ trợ nhân viên mới: Networking là một điều kiện tiên quyết để nhân viên mới hòa nhập với môi trường làm việc. Công việc có hiệu quả hay không, công ty có đi lên hay không là nhờ vào Networking. Vì vậy, hỗ trợ nhân viên mới là nhiệm vụ không thể thiếu đối với bộ phận Recruiter.

​3. Phân biệt Recruiter, Headhunter và Talent acquisition

Recruiter

Như đã đề cập ở trên, Recruiter là một bộ phận của công ty hoặc là một công ty riêng chuyên về tuyển dụng. Họ được công ty thuê và trở thành nhân viên, nhận lương đầy đủ giống với các cá nhân khác trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, Recruiter phải làm tất cả mọi việc từ đăng tin tuyển dụng cho đến hỗ trợ nhân viên mới vừa được tuyển làm quen với môi trường làm việc.

Xem thêm: 5 tự vấn cần thiết cho “ma mới”

Recruiter - Headhunter - Talent acquisition
Recruiter – Headhunter – Talent acquisition (Nguồn: Internet)

Headhunter

Headhunter được hiểu là “săn đầu người”. Chung quy thì Headhunter có vai trò giống với Recruiter là tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp theo yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, hầu hết Headhunter là công ty riêng được các doanh nghiệp thuê để tìm ứng viên tương thích với các vị trí đặc biệt như CEOPhó Giám đốc,…
Vì các vị trí này thực sự khó tìm nên Headhunter chủ yếu tự tìm kiếm và chủ động liên hệ với người họ cần, ít khi đăng thông tin để tuyển dụng. Công ty về Headhunter thu nhập tài chính từ tiền hoa hồng, vì thế họ chủ động và nhanh nhạy hơn. Cũng vì nhìn nhận được điều này nên các doanh nghiệp thường thuê công ty về Headhunter để tìm kiếm nguồn nhân lực. Hai bên làm việc và hỗ trợ nhau mang đến lợi ích cho nhau, tăng uy tín và đảm bảo hợp tác lâu dài.
Tham khảo thêm tại: https://careerbuilder.vn/top-Headhunt 

Talent acquisition

Cũng là một bộ phận tuyển dụng, thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Talent acquisition lại có tầm nhìn rộng hơn. Họ không bỏ sót bất kể một ứng viên nào. Cùng là một ứng viên, hiện tại có thể chưa thực sự phù hợp với vị trí yêu cầu, nhưng đâu ai biết được rằng sau 1 năm, 2 năm hay nhiều năm nữa, ứng viên đó sẽ là một nhân tài rồi đó. Talent acquisition sẽ lưu trữ thông tin và quay trở lại sử dụng nó vào thời điểm thích hợp.

 4. Yêu cầu để trở thành Recruiter tài năng

Tài năng của Recruiter
Tài năng của Recruiter (Nguồn: Internet)

Một Recruiter tài năng thường đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Có tài năng về viết lách: Ngôn từ, câu văn được sử dụng trong bài đăng tuyển thông tin tuyển dụng phải đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và đầy đủ.
  • Thông thạo việc lên kế hoạch và lựa chọn ứng viên: Nếu không có kinh nghiệm với công việc này, Recruiter sẽ khó để hoàn thành tốt công việc. Tất nhiên, có khả năng Recruiter sẽ không thể mang lại cho công ty tuyển dụng một ứng viên phù hợp.
  • Có kỹ năng thuyết phục: Khi đã tìm kiếm được một người thực sự phù hợp với vị trí mong muốn, thuyết phục sẽ trở thành một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với Recruiter.
  • Hiểu biết đa ngành nghề: Mỗi vị trí ở những ngành nghề khác nhau thì đều có những kiến thức chuyên ngành riêng. Recruiter phải có hiểu biết rộng thì mới có thể thuyết phục được.
  • Kỹ năng hướng dẫn: Để nhân viên mới hòa nhập được với môi trường mới một cách tốt nhất thì đòi hỏi Recruiter dẫn dắt họ một cách chuyên nghiệp nhất.
  • Chịu áp lực tốt, kiên nhẫn: Công việc nào cũng đầy rẫy những khó khăn đi kèm với áp lực chồng chất. Kiên nhẫn vượt qua nó sẽ có ích đối với các Recruiter rất nhiều.

Truy cập miễn phí

5. Đặc điểm và hạn chế của Recruiter

Đặc điểm:

  • Đặc điểm nổi bật nhất của Recruiter là có sự hiểu biết về công ty tuyển dụng cả về con người lẫn tính chất công việc. Có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp nên việc giới thiệu, tư vấn và thuyết phục ứng viên gia nhập vào công ty mới có tính đảm bảo và trở nên hiệu quả.
  • Recruiter là người chốt lương, phản hồi kết quả phỏng vấn cũng như thời gian làm việc cho ứng viên được tuyển.
  • Recruiter được phân bổ theo chuyên ngành, phù hợp với từng cá nhân.
Đặc điểm và hạn chế của Recruiter
Đặc điểm và hạn chế của Recruiter (Nguồn: Internet)

Hạn chế:
Đã từng ứng tuyển vào các công ty, nhiều người đã nhận thấy được nhiều hạn chế từ bộ phận Recruiter như sau:

  • Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều đăng thông tin tuyển dụng một cách khá đầy đủ từ yêu cầu, mô tả công việc cho đến mức lương, thời gian và địa điểm làm việc của công ty,… Tuy nhiên, đa số họ đã bỏ sót những điều kiện rất quan trọng như mô tả môi trường làm việc, đưa lên hình ảnh quảng bá công ty,… Là một ứng viên có tầm nhìn rộng, họ rất quan trọng những điều này.
  • Nhiều bình luận cho rằng tốc độ phản hồi của bộ phận Recruiter đối với các ứng viên rất thiếu chuyên nghiệp. Thậm chí Recruiter thuộc nhiều công ty còn không phản hồi vì họ cho rằng ứng viên không phù hợp thì không cần thiết tiếp cận. Điều đó thể hiện sự không tôn trọng ứng viên và thực sự rất bất lợi cho công ty về lâu dài.

6. Nhu cầu tuyển dụng Recruiter tại Việt Nam

Trong thời đại 4.0 hội nhập với nền kinh tế quốc tế hiện nay, tại Việt Nam, các công ty trong nước, công ty vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Chính vì vậy, bất kể là ngành nghề nào cũng được các doanh nghiệp tuyển dụng đa dạng với mức lương phong phú. Vì thế bộ phận Recruiter đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhu cầu tuyển dụng Recruiter ngày càng gia tăng. Đúng với câu “Thiên thời địa lợi nhân hòa”.

Nhu cầu tuyển dụng Recruiter tại Việt Nam
Nhu cầu tuyển dụng Recruiter tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

7. tìm việc làm Recruiter ở đâu?

Hiện nay, trên các trang web CareerBuilder tuyển dụng rất nhiều Recruiter ở đa dạng các ngành nghề với những chuyên môn khác nhau. Các ứng viên có thể tham khảo và ứng tuyển vào vị trí ở những công ty thích hợp. tìm việc Recruiter không khó, quan trọng chúng ta phải biết trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Đặc biệt là phải dành tâm huyết với nghề, tôn trọng các ứng viên. Mỗi người sẽ có lộ trình nghề nghiệp khác nhau, cùng Careermap mở ra thế giới nghề nghiệp với lộ trình dành riêng cho bạn.

Tham khảo tại đây

Tìm việc Recruiter ở đâu?
Tìm việc Recruiter ở đâu? (Nguồn: Internet)

Lời kết

Chắc hẳn khi đọc xong bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu được những khúc mắc về Recruiter, cũng như là phân biệt được Recruiter, Headhunter và Talent acquisition. Mỗi một ngành nghề đều có những đặc điểm đặc thù và khó khăn riêng nên đừng vì khó khăn lúc mới bắt đầu mà từ bỏ những cơ hội phía trước nhé! Hãy nhanh tay tự tin ứng tuyển tại CareerBuilder khi đã hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng, các công ty luôn chào đón các bạn. Tham khảo ngay mức lương trung bình của những ngành nghề phổ biến nhất tại VietnamSalary.

Tags: