Ralph Lauren áp dụng phòng thử đồ công nghệ Oak Labs

Những sáng tạo và phát kiến mới của nhân loại đã và đang được ra đời, bắt nguồn từ những giấc mơ; mà thực chất, đó chính là nhu cầu tiến hoá và phát triển của xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, có lẻ không còn tồn tại khái niệm gọi là “ý […]

Đã cập nhật 21 tháng 11 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Ralph Lauren áp dụng phòng thử đồ công nghệ Oak Labs

Những sáng tạo và phát kiến mới của nhân loại đã và đang được ra đời, bắt nguồn từ những giấc mơ; mà thực chất, đó chính là nhu cầu tiến hoá và phát triển của xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, có lẻ không còn tồn tại khái niệm gọi là “ý tưởng viễn vông” nữa. Tháp nhu cầu Maslow đã nâng thêm một tầng cấp mới. Tiếp nối những bước tiến của những nhu cầu cơ bản. Từ Ăn no – Mặc ấm, Ăn ngon – Mặc đẹp, đến thời điểm này có lẻ là sự khởi động của Ăn khoa học – Mặc thông minh.

Lĩnh vực thời trang đã song hành phát triển cùng Công Nghệ kỹ thuật số, một cách mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Giới mộ điệu đã từng choáng ngợp trước các dự án nghệ thuật kết hợp giữa thời trang và công nghệ, thông qua các chịp điện tử, đèn led và chương trình máy tính. Chúng ta đã có những chiếc áo thun thể thao thông minh, tích hợp các mạch điện tử, có khả năng thu thập thông tin và đưa ra báo cáo tình trạng sức khoẻ của người mặc. Từ năm 2014 cho đến nay, giới thời trang cũng đã “quen mắt” với công nghệ trình chiếu không gian 4D, điển hình là Holographic 4D Water Shows của hãng thời trang Mỹ, Ralph Lauren.

Được xem là một thương hiệu thời trang cao cấp với tính cách “khác lạ”. Ralph Lauren còn là một trong những nhà tiên phong, trong việc ứng dụng công nghệ cao vào các giá trị thực tiễn của thời trang cao cấp. Mang bản chất thực dụng, sự sáng tạo và những “giấc mơ” của Ralph Lauren, phát sinh từ những nhu cầu hiện hữu trong đời sống hằng ngày của mỗi người.

Một trong những điều đó, sự mệt mỏi đối với việc thử đổi trang phục khi shopping đủ khiến cho bất cứ ai cũng phải cảm thấy ngao ngán. Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp, về màu sắc, phong cách cũng như kích cỡ, mà không cần phải mặc thử vào người? Liệu sẽ có một robot hay công cụ máy tính nào đó, có thể “mặc giúp” không? Những giả định đó, từ nay không chỉ nằm trong trí tưởng tượng nữa. Mới đây, ngày 18/11/2015, hãng thời trang Ralph Lauren đã chính thức thử nghiệm phòng thử đồ công nghệ Oak Labs– Smart Fitting Room tại cửa hàng flagship đặt tại Fifth Avenue, New York. Những chiếc phòng thử đồ thông minh này sử dụng hệ thống RFID (Radio Frequency Identification), nhận dạng thực thể bằng sóng vô tuyến, và hiển thị nội dung trên một màn hình cảm ứng lớn, hay còn gọi là Gương thông minh (Smart mirror)

Trả lời phỏng vấn của WWD, ông Healey Cypher –đồng sáng lập và là CEO của hệ thống Oak Labs, thay vì gọi công nghệ này là một bộ phận của Thương mại di động (M-Commerce) hay Thương mại điện tử (E-Commerce). Ông Cypher nhấn mạnh hơn và gọi tên là Thương mại tương tác (Integrated Commerce). Thuật ngữ này mô tả chính xác hơn về phòng thử đồ công nghệ Oak Labs. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian và công sức trong việc lựa chọn, thay đổi trang phục, Oak Labs còn đem lại trải nghiệm mua sắm sâu sắc và có giá trị đa chiều, cho khách hàng lẫn thương hiệu.

Thực sự, ý tưởng phòng thử đồ thông minh không hoàn toàn mới lạ và độc đáo nhất, tuy nhiên Polo Ralph Lauren tại New York là cửa hàng đầu tiên chính thức áp dụng loại hình công nghệ này. Trước đó, các thương hiệu Burberry, Rebecca Minkoff, PradaNordstrom cũng đã thử nghiệm và giới thiệu mô hình công nghệ thay đồ ảo (Virtual dressing). Các thử nghiệm được thực hiên thông qua eBay, với ứng dụng trên thiết bị di động hoặc bằng những phương thức và giới hạn khác nhau.

Trong khi đó, phòng thử đồ công nghệ Oak Labs của Ralph Lauren tích hợp một màn hình gương với các tính năng cảm ứng, và các loại đèn giả định không gian và địa điểm với 3 thiết lập ánh sáng: ban ngày tại Fifth Avenue, hoàng hôn ở East Hampton và đèn đêm tại Polo Bar. Các tính năng này nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm mô phỏng, thuận tiện trong việc xác định mức độ phù hợp cho từng bộ trang phục cho một sự kiện nào đấy theo địa điểm và thời gian.

Ngoài ra, Oak Labs cũng có khả năng “sử dụng” 5 ngôn ngữ quốc tế khác, bao gồm: Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếng Quan Thoại và tiếng Nhật. Điều này khẳng định, thương hiệu Ralph Lauren đã sẵn sàng cho một cú hích mới, không những dành cho khách hàng Mỹ mà còn hướng mục tiêu ngắn, nhanh chóng phổ biến đến giới khách hàng toàn cầu.