5 phương pháp giáo dục trẻ em bằng lời nói

Khi con bạn bắt đầu biết đi, đó cũng là thời điểm mà trẻ bắt đầu khao khát tự lập và tự làm mọi việc. Đồng thời, giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ. Điều này là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng đặt ra thách […]

Đã cập nhật 27 tháng 7 năm 2023

Bởi hanguyen

5 phương pháp giáo dục trẻ em bằng lời nói

Khi con bạn bắt đầu biết đi, đó cũng là thời điểm mà trẻ bắt đầu khao khát tự lập và tự làm mọi việc. Đồng thời, giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ. Điều này là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng đặt ra thách thức cho cha mẹ về cách cân bằng giữa việc khuyến khích trẻ trở thành bản thân của mình và đồng thời duy trì những tiêu chuẩn chuẩn mực mà bạn đặt ra cho con ở giai đoạn này. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ em tính kỷ luật thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói tích cực.

Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp

Thay vì mắng mỏ và nói cách gắt gỏng với con, hãy tương tác và trò chuyện trực tiếp với trẻ. Hãy nhớ rằng cha mẹ là tấm gương mà con cái học tập và bắt chước. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ nghiêm khắc và sử dụng lời lẽ thô lỗ, chúng sẽ học cách hành xử và đối xử với đồng nghiệp như thế.

Sử dụng ngôn từ ngắn gọn và dễ hiểu

Các bậc phụ huy thông thường đều có thói quen nói chuyện dài dòng với con và cố gắng giải thích cho con hiểu lý do tại sao cần phải làm như vâỵ. Tuy nhiên, đối với trẻ, những cuộc trò chuyện như vậy có thể trở thành những câu chuyện vô nghĩa, vì trẻ có thể không hiểu được những từ ngữ phức tạp và uyển chuyển của người lớn, và chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi với những buổi nói chuyện “nghiêm túc” như vậy. Giải thích cho trẻ là quan trọng, tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ không nên nói quá dài dòng, vì trẻ có thể không ghi nhớ hết mọi chi tiết. Hãy tập trung vào vấn đề chính như “Đừng ăn bánh trước khi ăn cơm” và sử dụng các từ ngữ phù hợp với lứa tuổi của bé.

Dứt khoát trong lời nói

Để con nghe theo lời mình, cha mẹ cần thể hiện sự quả quyết trong lời nói. Nếu con bạn cố gắng làm một việc mà bạn không cho phép, hãy thử nói “Con không được làm như vậy” và không cần phải giải thích thêm. Lời nói phải rõ ràng và được thể hiện với thái độ nghiêm túc. Sử dụng cách nói này mỗi khi bạn muốn cấm con làm điều gì đó. Con sẽ hiểu mỗi khi cha mẹ sử dụng cách nói này.

Đưa ra những lựa chọn thú vị

Khi con yêu cầu làm một việc gì đó, thay vì từ chối bằng cách nói “Con không được phép” hoặc “Mẹ cấm con”, hãy cung cấp cho con một lựa chọn khác. Ví dụ, thay vì cấm con ăn kẹo trước bữa ăn, hãy cho con chọn một loại trái cây mà con thích.

Hãy làm bé tự nguyện làm điều gì đó bằng ngôn ngữ của bạn

Để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, cha mẹ có thể thử sử dụng cấu trúc “Nếu… thì…” thay vì ra lệnh cho bé. Thay vì hỏi: “Con có nhặt đồ chơi lên ngay cho mẹ không?”, bé có thể trả lời “không”. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Nếu con muốn mẹ đưa đi chơi, hãy dọn dẹp đồ chơi của con, sau đó chúng ta sẽ cùng đi”. Việc này sẽ tạo động lực cho trẻ và sau đó, trẻ sẽ hào hứng làm theo những qui định mà bạn đặt ra.

Tags: