Trong quá trình làm việc ở một vị trí bất kỳ (việc làm tại Cần Thơ, việc làm ở Huế, việc làm Biên Hòa Đồng Nai, việc làm Buôn Ma Thuột, việc làm ở Huế, việc làm Quy Nhơn Bình Định, việc làm Bến Tre, việc làm Nha Trang mới nhất,…), vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ những quy định về việc ký phụ lục hợp đồng hay việc sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục. Cụ thể, chị Lam đến từ Quận 8, TPHCM đã hỏi: “Tôi muốn hỏi theo luật lao động mới nhất thì phụ lục hợp đồng lao động được phép ký tối đa bao nhiêu lần và có được sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hay không?”. Bài viết này sẽ đem đến giải đáp cho thắc mắc trên.
Có thể sử dụng phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng lao động hay không?
Tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, có thể sử dụng phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động được phép ký tối đa bao nhiêu lần và có được sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hay không?
Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định giới hạn về số lần ký phụ lục hợp đồng.
Đồng thời cũng không cho phép sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động bằng phụ lục.
Đây là điểm mới của quy định pháp luật về lao động ở thời điểm hiện tại nếu như trước đây tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 thì vẫn cho phép sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp sử dụng phụ lục để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, Công Nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau: không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động;
b) Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không lập phương án sử dụng lao động; lập phương án sử dụng lao động nhưng không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động;
c) Sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp sử dụng phụ lục để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động thì sẽ bị phạt tiền theo quy định trên.
Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Hiện nay, nước ta đang có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế – xã hội. Theo đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ được hình thành nên do nhận được sự đầu tư từ các đơn vị cả trong lẫn ngoài nước. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực đang được thúc đẩy triển khai để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tìm cho mình cơ hội việc làm phù hợp với định hướng phát triển của bản thân ở nhiều khu vực trên toàn quốc, điển hình là tuyển dụng việc làm Đà Nẵng, tuyển dụng Hải Dương, tuyển dụng Đà Lạt, tuyển dụng Vĩnh Long, tuyển dụng Bắc Giang, tuyển dụng Hải Phòng, tuyển dụng việc làm Hà Nội, tuyển dụng Thái Nguyên, tuyển dụng Cà Mau,… Ứng tuyển ngay nhé!
Từ khóa liên quan: viec lam hà nam, viec lam da nang, tuyen dung nhan vien ban hang, việc làm remote, tuyển dụng sale
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật