Đầu tiên, xin khẳng định rằng, phong cách Bobo mà Leflair đang đề cập đến không phải là một sự nhầm lẫn với Boho,vốn đã phổ biến trong danh sách các phong cách thời trang được yêu thích nhất thế giới. Đây là một phong cách có nguồn gốc từ Pháp, một kiểu tương đồng giai cấp của lối sống thượng lưu tại Pháp, nhưng khác nhiều với BCBG.
Trong khi Bohemian (Bohème) – thường được gọi là Boho, một xu hướng hay một phong cách đã quá quen thuộc trong giới thời trang. Thuật ngữ Bobo lại nghe như một từ láy “vô nghĩa” mà ai đó vừa mới sáng tạo ra. Tuy nhiên, đây thậm chí là một phong cách đã được nghiên cứu và xuất bản thành sách, trở thành nguồn cảm hứng và là chủ đề thảo luận “mổ xẻ” của các tín đồ thời trang khắp thế giới.
1. Nguồn gốc
Bobo là từ viết tắt của “Bourgeois Bohème”, hay còn gọi là “Bohemian Parisien”. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên trong quyển sách mang tên Bobos in Paradise của tác giả David Brooks, được xuất bản năm 2000 tại Mỹ. Theo nghĩa cũ trong tiếng Pháp, thuật ngữ này dùng để mô tả những người giàu có nhưng thô lỗ, cách hành xử cũng như lối sống không phù hợp với bản sắc và tinh thần quý tộc mà người Pháp đã cố công lưu giữ và tự hào.
Trong suốt thế kỷ XX, vẫn còn dễ dàng để phân biệt giữa thế giới tư sản của chủ nghĩa tư bản và những người Bohème phản văn. Giai cấp tư sản là những người cứng nhắc và thực tế. Họ làm việc cho các tập đoàn, sống ở vùng ngoại ô, đi nhà thờ, bảo vệ truyền thống và các giá trị đạo đức, gia phong thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Trong khi đó, Bohème là những người có tinh thần tự do, bác bỏ hoặc có thái độ chống lại các chuẩn mực xã hội bảo thủ hiện hành từ những năm 1960 – 1970, như một sự thay đổi tích cực để tiếp cận lối sống mới.
Bobo hay “Tư sản Bohème” nổi lên từ những năm 1980, mang tư tưởng của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Họ là những nghệ sỹ trí thức, với một chút nổi loạn kiểu Hippie và Beatnik. Phong cách Bobo là cách mà các “cậu ấm cô chiêu” trưởng thành từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu, “xé toạc” lớp vỏ kiêu hãnh của mình, để thoát khỏi sự bó buộc của các lễ giáo truyền thống. Tuy nhiên, phong thái mang tính “bản chất“, xuất thân từ gia thế thuộc giới tư sản giàu có, vẫn được giữ gìn và tạo nên phong cách Bobo là sự nổi loạn có chừng mực, trưởng thành, sáng tạo, độc lập và hiện đại.
2. Đặc trưng
Bobo là những người có xuất thân gia thế, được giáo dục tốt, lối sống nghệ sỹ, phong thái phóng khoáng, tự do và lãng mạn. Triết lý của các Bourgeois Bohème là buông bỏ tính ràng buộc, các giá trị truyền thống rập khuôn và “Live for yourself, not the world”. Các Hipster và Granola Girl có khuynh hướng “quá độ” trở thành Bobo – Bourgeois Bohème khi chạm tuổi trung niên, hoặc phong cách Bobo chính là hình tượng mà các thế hệ trẻ Retro Hippie hiện nay đang “băn khoăn” hướng đến. Thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu, các Bobo thừa hưởng các giá trị từ các phong trào phản văn của những năm 1960, và nhận thức về những “bất đồng” với giá trị chuẩn mực của hiện tại.
Phong cách Bobo được xem là nét thanh lịch, sang trọng tự nhiên toát ra từ một Hipster. Các Bobo được hình dung với một ấn tượng phóng khoáng, thư giãn, kể cả trong môi trường làm việc thường nhật. Bobo là sự phối hợp và layer một cách độc đáo, phong phú trên nhiều loại trang phục, phụ kiện nhưng ở một mức độ tiết chế hợp lý. Trên các tông màu “sang chảnh” phổ biến của French-chic như: nâu mù tạt, cognac, burgundy, caramel, nude,v.v…. Đó có thể là khăn choàng Chunky, áo khoác Cardigan voan/lụa Paisley, Blazer kẻ sọc, áo khoác denim, túi xách và phụ kiện giày dép với thiết kế cá tính và mới lạ. Và một mái tóc hơi xù rối tự nhiên hay được tết lỏng lẻo, hay kiểu tóc ngắn xoăn nhẹ và được trang trí cùng các món phụ kiện tóc một với vừa phải và trang nhã, là đặc trưng của các cô nàng Bobo thành lịch của nước Pháp.
Các Bobo phá vỡ tính khuôn mẫu nhưng vẫn thể hiện bản chất của phong cách thanh lịch kiểu Pháp. Phong cách Bobo có thể được mix match từ một món đồ hàng hiệu xa xỉ, như một chiếc túi xách với Check của Burberry, hay nước hoa cao cấp Gucci với bất cứ các items “hợp mắt” nào, đến từ những nhãn hàng bình dân, hay kể cả một bộ trang phục dạ hội lộng lẫy, cũng có thể kết hợp với những món phụ kiện độc lạ nào đó mà họ “săn” được từ cửa hàng handmade.
3. Tính phổ biến
Phong cách Bobo phổ biến trong giới thời trang Âu – Mỹ, truyền cảm hứng cho các tín đồ thời trang Âu Châu và lan rộng ra cả Hoa Kỳ, đặc biệt tại các bang vùng nhạy bén với sự “di cư” của văn hóa thời trang như New York, California, Los Angeles,v.v… Tuy nhiên, thuật ngữ Bobo ít được sử dụng tại các khu vực của người Anglo-Saxon, thay vào đó là các biến thể về ngôn từ. Phong cách này được lựa chọn chủ yếu bởi phụ nữ Pháp, và được yêu thích bởi các tín đồ của thời trang phong cách Pháp tại bất cứ đâu trên thế giới.
4. Nhãn hiệu
Những thương hiệu thường được các Bobo tìm đến như: Gucci, Pucci, Kenzo, Chloé, Fendi, Marni, Paul & Joe, Zara, H&M. Ngoài ra, mang tinh thần và cảm hứng thời trang chịu ảnh hưởng từ giai cấp Bourgeois Bohème còn có các nhãn hiệu như: Zadig & Voltaire, Bobo House, BO.BÔ bourgeois.bohême, Etro
5. Các gương mặt đại diện
Các nhân vật nổi tiếng trong nghệ thuật và ngành Công Nghiệp giải trí được xem là một “cộng đồng Bobo”, hiển nhiên bởi sự giàu có, tính nghệ sỹ và lối sống tự do về cả về nguồn gốc và tư tưởng. Susan Sarandon là một trong những biểu tượng vượt thời gian của Bobo, một người Mỹ với vẻ ngoài trông như một Parisian nhưng kỳ thực không phải, và càng không là một Parisian Chic – BCBG.
Ngược lại, cặp song sinh người Pháp, Ashley Olsen và Mary-Kate Olsen sở hữu trong phong thái của mình cả BCBG lẫn phong cách Bobo. Ngoài ra, các gương mặt khác có thể được xem là “đại sứ” của Bobo-chic style như: Jane Fonda, Demi Lovato, Paris Hilton, Vanessa Hudgens, Amal Alamuddin, Nicole Richie, Kate Bosworth