Được coi là một trong những yếu tố SEO quan trọng hàng đầu hiện nay; Pagespeed hay tốc độ tải trang luôn đứng đầu trong danh mục kiểm tra và tối ưu khi bắt đầu một chiến dịch SEO.
Để tối ưu tốt được yếu tố này; đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa Onpage SEO và Technical SEO. Do đó không ít người đã từ bỏ sau một thời gian đọc và tìm hiểu.
Hiểu được điều đó; chúng tôi sẽ đưa ra những khái niệm cơ bản cũng như cách cải thiện tốc độ tải trang một cách đơn giản nhất; để dù cho bạn không có quá nhiều kiến thức về lập trình cũng có thể thực hành và áp dụng được.
Trước tiên hãy cùng nhau tìm hiểu tốc độ trang là gì?
Pagespeed là gì?
Theo đó dù chỉ là một yếu tố thế nhưng trên thực tế; PageSpeed ảnh hưởng tới hầu hết những yếu tố SEO sau:
Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)
Thống kê cho thấy rằng; 82% người dùng sẽ rời đi nếu một website có thời gian tải trang quá lâu (trên 5s).
Đây là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hữu ích của bài viết đối với người dùng. Tỷ lệ thoát ( Bounce rate ) càng cao thì bài viết càng bị đánh giá thấp
Time on site (thời gian trên trang)
Đây cũng là một trong những thang điểm đánh giá song song với tỷ lệ thoát trang ở trên. Nếu bài viết có tỷ lệ thoát trang cao nhưng thời gian trên trang dài; đồng nghĩa với việc đây là một bài viết nhiều thông tin và sẽ được đánh giá cao.
Tuy nhiên nếu tỷ lệ thoát trang cao và thời gian trên trang cũng thấp; thì chắc chắn bài viết này không có thông tin người dùng tìm kiếm và sẽ khó lòng mà có xếp hạng cao được.
Index (khả năng thu thập dữ liệu)
Có hàng tỷ website trên internet với từng ấy dữ liệu được cập nhật mỗi ngày; chính vì thế, Google sẽ giới hạn thời gian và số lượng dữ liệu thu thập cho mỗi một website; để đảm bảo rằng mọi website đều sẽ được cập nhật thường xuyên.
Nếu website có thời gian tải trang quá lâu thì Google sẽ đưa vào danh sách xem sau; và do đó những nội dung mới hoặc được chỉnh sửa sẽ không được cập nhật; dẫn đến việc nếu đối thủ làm tốt hơn và được cập nhật trước, họ sẽ chiến thắng bạn.
Bạn có thể xem lại bài viết về Google Search Console và Google Analytic để hiểu hơn về những nội dung này.
3 Cách kiểm tra tốc độ tải trang
Đối với mỗi website chúng tôi thường kiểm tra bằng những cách sau đây:
1. Kiểm tra thủ công
Cách này đơn giản là bạn thử truy cập vào các trang, chuyên mục, bài viết của website để ước tính xem tốc độ có quá chậm hay không.
Dù cách kiểm tra này không dựa trên số liệu cụ thể nhưng với vị trí người dùng bạn có thể cảm giác được liệu với tốc độ như vậy, bạn có đủ kiên nhẫn để ở lại trang hay không.
2. Kiểm tra bằng Google Page Speed Insight
Vì đây là công cụ của Google nên chỉ số này cũng sẽ là chỉ số đánh giá xếp hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Cách làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Bước 2: Dán URL bạn muốn kiểm tra và chọn Analyze
Bước 3: Ở phần kết quả bạn sẽ thấy chỉ số của phiên bản website trên máy tính và di động cùng những chỉ dẫn cách tối ưu, tuy nhiên bạn cần phải hiểu về lập trình mới có thể xử lý các vấn đề này.
3. Kiểm tra bằng Gtmetrix
Đây là công cụ phổ biến và cũng chính xác hơn rất nhiều công cụ Google PageSpeed Insight.
Tuy nhiên công cụ này lại chủ yếu dành cho các lập trình viên, do đó nếu không hiểu nhiều về kỹ thuật thì đây chỉ là công cụ để bạn xác định tốc độ tải trang trên website của mình.
Cách kiểm tra cũng tương tự như với Google Pagespeed Insight
Bước 1: Truy cập vào trang https://gtmetrix.com/
Bước 2: Điền thông URL bạn muốn kiểm tra và chọn Analyze
5 cách tối ưu tốc độ tải trang người quản trị cần biết
1. Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh lớn và sắc nét sẽ mang tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng; điều đó không ai phủ nhận. Tuy nhiên điều này sẽ khiến tốc độ tải trang bị ảnh hưởng rất nhiều và mang lại sự khó chịu không cần thiết.
Lời khuyên dành cho bạn đó là hình ảnh có thể kém chất lượng một chút nhưng hãy luôn giữ cho tốc độ tải trang nhanh nhất có thể.
Để tối ưu yếu tố này bạn có thể giảm kích cỡ hoặc chất lượng của hình ảnh bằng công cụ TinyPNG. Bạn có thể xem lại bài viết về cách tối ưu hình ảnh – Image để xem hướng dẫn chi tiết.
2. Sử dụng Lazy load
Lazyload là công cụ giúp giảm tải quá trình hiển thị hình ảnh trên website; bằng cách chỉ tải những hình ảnh trong phạm vi nhìn thấy của người dùng; những hình ảnh ngoài tầm nhìn sẽ được tải sau giúp tốc độ tải trang được cải thiện đáng kể.
Nếu dùng nền tảng WordPress bạn có thể cài đặt thêm một số plugin dùng để tối ưu hình ảnh như Smush hoặc BJ Lazy load để kích hoạt tính năng này.
Sau khi cài đặt trong Plugin > Add new; bạn có thể kích hoạt dễ dàng như hình dưới đây
3. Hạn chế quảng cáo
Hiện nay có rất nhiều website thường bán các vị trí quảng cáo để thu về lợi nhuận; tuy nhiên việc đặt quá nhiều quảng cáo khiến tốc độ tải trang bị ảnh hưởng.
Theo khuyến nghị thì một URL chỉ nên chứa không quá 20% diện tích quảng cáo.
4. Loại bỏ mã theo dõi (tracking) không cần thiết
Đây là vấn đề phổ biến với các website đã sử dụng dịch vụ SEO hoặc quảng cáo của nhiều Agency, dẫn đến việc mỗi công ty sẽ gắn một đoạn mã giúp theo dõi hoạt động của khách hàng vào website.
Việc mỗi công ty sử dụng một đoạn mã sẽ khiến mỗi lần tải trang, website phải chạy hàng loạt mã theo dõi này khiến tốc độ bị ảnh hưởng.
Nếu rơi vào trường hợp này bạn nên kiểm tra lại bằng công cụ Google Tag Assistant để kiểm tra và loại bỏ những đoạn mã không còn sử dụng nữa
5. Sử dụng AMP với phiên bản di động
AMP (Accelerated Mobile Pages) là phiên bản tăng tốc dành cho di động khiến việc truy cập website trên điện thoại được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Một điểm khác khiến AMP được nhiều người yêu thích đó là phiên bản này sẽ tự động tối giao diện trên điện thoại. Tuy nhiên tính năng này chỉ hoạt động tốt trên các bài viết, tin tức,.. Tức các nội dung dạng văn bản và hình ảnh; nếu website của bạn kinh doanh sản phẩm hoặc lĩnh vực thương mại điện tử thì bạn nên tắt chức năng AMP trên những trang này.
Bạn có thể sử dụng một số plugin như AMPforWP trên nền tảng WordPress. Chỉ cần cài đặt và kích hoạt; sau đó cấu hình như dưới đây là bạn đã có thể sử dụng ngay lập tức.
Tổng kết
Trên đây là một phương pháp giúp cải thiện tốc độ tải trang đơn giản, để tối ưu nhất bạn nên nhờ các công ty thiết kế website, các đội ngũ IT chuyên nghiệp hỗ trợ. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với Top On Seek để được tư vấn tận tình không chỉ về cách cải thiện PageSpeed mà còn cả về chiến lược SEO marketing bền vững.
SEO là một quá trình tối ưu dài và đỏi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giám sát và hoạch định. Trong đó mỗi yếu tố dù là Onpage, Offpage hay Technical đều cần phải được thực hiện đúng quy trình bài bản; điều mà chưa nhiều Agency đáp ứng được. Sở hữu đội ngũ technical, marketing chuyên nghiệp; TOS đã đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; các quy trình của chúng tôi đều được cải tiến và trải qua nhiều dự án để xây dựng. Mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam trên nền tảng SEO là sứ mệnh và mục tiêu phấn đấu của chúng tôi.