Overthinking là gì? Biểu hiện của Overthinking 

Trong xã hội ngày nay, hiện tượng overthinking đang trở nên phổ biến không phân biệt đối tượng và độ tuổi. Có lẽ nhiều người tự hỏi, overthinking là gì? Các dấu hiệu của việc suy nghĩ quá mức là gì? Hãy cùng Thetips khám phá và hiểu rõ hơn về chủ đề này qua […]

Đã cập nhật 25 tháng 12 năm 2023

Bởi Bá An

Overthinking là gì? Biểu hiện của Overthinking 

Trong xã hội ngày nay, hiện tượng overthinking đang trở nên phổ biến không phân biệt đối tượng và độ tuổi. Có lẽ nhiều người tự hỏi, overthinking là gì? Các dấu hiệu của việc suy nghĩ quá mức là gì? Hãy cùng Thetips khám phá và hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Overthinking là gì?

Overthinking là hiện tượng mà người bị cảm thấy họ suy nghĩ quá nhiều, vượt quá mức cần thiết. Người bị ảnh hưởng bởi overthinking thường liên tục nghĩ suy, lo lắng và thường đi kèm với cảm xúc đau khổ về bản thân.

Quá trình này diễn ra liên tục và có thể bao gồm cảm giác ám ảnh về các hành động, quyết định hoặc thậm chí chỉ đơn giản là những suy nghĩ về hiện tại và quá khứ.

Bất kỳ ai ở mọi độ tuổi cũng có thể gặp phải overthinking và rơi vào trạng thái suy nghĩ quá mức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường đa dạng và liên quan chặt chẽ đến các vấn đề tâm lý như sự sốc tâm lý, lo âu kéo dài hoặc có thể xuất phát từ hội chứng thiếu tập trung ở người lớn (ADHD).

Biểu hiện của Overthinking 

Một trong những dấu hiệu đặc trưng của overthinking là việc suy nghĩ và đặt ra câu hỏi liên tục với bản thân. Đôi khi chỉ là những suy nghĩ thoáng qua hoặc thậm chí là những suy nghĩ về những vấn đề lặt vặt trong đầu.

Người bị ảnh hưởng thường dành nhiều thời gian để phân tích nguồn gốc và lý do mà suy nghĩ bắt nguồn từ đâu. Họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát luồng suy nghĩ của mình.

Hơn nữa, những người mắc chứng overthinking thường luôn hoài nghi về quyết định hoặc hành động của mình, luôn lo lắng về khả năng mắc phải sai lầm. Do đó, họ thường tập trung vào những chi tiết nhỏ, cố gắng phân tích và giải thích hành động của người khác đối với mình.

Một mặt khác, trạng thái suy nghĩ quá mức có thể kéo dài ngay cả khi bạn đang thực hiện các hoạt động vui chơi, làm việc hoặc chuẩn bị đi ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi thường xuyên, mất hứng thú với việc ăn uống, cảm giác lo lắng và khó ngủ.

Để xác định xem bạn có gặp phải chứng overthinking hay không, bạn có thể thử đáp án các câu hỏi dưới đây, được trích từ bài kiểm tra tinh thần của nhà tâm lý học David A. Clark:

  • Bạn có thường xuyên rơi vào suy nghĩ lặp đi lặp lại không ngừng?
  • Bạn hay tự hỏi về lý do tại sao suy nghĩ của mình lại như vậy không?
  • Bạn thường tìm kiếm ý nghĩa sâu xa đằng sau những suy nghĩ cá nhân của mình không?
  • Bạn thường chìm sâu vào suy nghĩ của mình khi tâm trạng buồn không?
  • Bạn thường thắc mắc về cách hoạt động của trí óc mình không?
  • Bạn có mong muốn kiểm soát những suy nghĩ mạnh mẽ không?
  • Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát và đối phó với suy nghĩ của mình không?
  • Bạn thường đánh giá tiêu cực về những suy nghĩ không mong muốn hoặc ý nghĩ bộc phát không?

Nếu bạn thấy mình có đáp án “Có” cho hầu hết các câu hỏi trên, có thể bạn có xu hướng mắc chứng overthinking.

Trên đây là giải đáp Overthinking là gì và biểu hiện của hội chứng này mà Thetips muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến hữu ích cho bạn đọc.

Tags: