Nội dung của phương pháp giáo dục Steiner tại các trường mẫu giáo

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm được ứng dụng tại các trường mẫu giáo. Trong đó, phương pháp Steiner được nhận được nhiều quan tâm vì đem lại hiệu quả cao. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về nội dung của phương pháp giáo dục Steiner để phụ huynh […]

Đã cập nhật 20 tháng 9 năm 2022

Bởi The Tips

Nội dung của phương pháp giáo dục Steiner tại các trường mẫu giáo

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm được ứng dụng tại các trường mẫu giáo. Trong đó, phương pháp Steiner được nhận được nhiều quan tâm vì đem lại hiệu quả cao. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về nội dung của phương pháp giáo dục Steiner để phụ huynh cùng tham khảo.

Phương pháp Steiner là gì?

Phương pháp giáo dục Steiner do nhà triết học Rudolf Steiner (Áo) sáng lập vào năm 1919. Trọng tâm của phương pháp nuôi dạy con cái này là nhắm đến những cá nhân tự do với niềm đam mê và lý tưởng bất diệt. Năm 1928, trường học đầu tiên ở Mỹ áp dụng phương pháp giáo dục Steiner và hiện nay phương pháp này đã phổ biến rộng ra tại nhiều trường hơn trên thế giới, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng.

Nguồn: Sưu tầm

Điểm khác biệt của phương pháp Steiner so với các phương pháp giáo dục truyền thống khác là:

  • Không mang bệnh thành tích, giáo dục áp dụng “không thưởng – không phạt”.
  • Tôn trọng niềm đam mê riêng biệt của trẻ.
  • Giúp trẻ học với niềm vui mỗi ngày.
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ.
  • Người lớn là người hướng dẫn trẻ và tấm gương để trẻ noi theo
  • Môi trường học tập phong phú.
Nguồn: Sưu tầm

Nội dung phương pháp giáo dục Steiner

Tuỳ vào từng độ tuổi mà phương pháp Steiner có nội dung giáo dục dành riêng cho trẻ khác nhau:

Giai đoạn trẻ học mầm non: Theo phương pháp giáo dục Steiner ở giai đoạn mầm non, trẻ cần được vui chơi hoàn toàn. Các con phải được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, hoà mình vào các hoạt động bổ ích và tránh xa những giờ học hay các thiết bị điện tử. Phương pháp Steiner cho rằng ở giai đoạn này trí tưởng tượng của bé đang phát triển một cách sâu sắc nên gia đình và nhà trường nên để bé tự nhiên, tự do phát triển, không để trẻ phải theo một khuôn mẫu định sẵn nào.

Nguồn: Sưu tầm

Giai đoạn trẻ học tiểu học: Đây là giai đoạn bé bắt đầu tham gia vào việc học thực tế nhưng với sự hứng thú và say mê. Theo phương pháp giảng dạy của Steiner, trẻ ở độ tuổi tiểu học được khơi dậy và khuyến khích cảm xúc trong mỗi môn học về chủ đề. Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ học qua tư duy logic như mọi phương pháp khác mà thông qua trải nghiệm tất cả các giác quan với trí, tâm thể để đánh thức chân, thiện, mỹ trong mỗi đứa trẻ.

Nguồn: Sưu tầm

Giai đoạn trẻ học trung học: Trẻ đã có một nền tảng vững chắc vì đã trải nghiệm phương pháp Steiner ở hai cấp học trước đó. Ở cấp độ này, trẻ được rèn luyện tư duy phản biện bên cạnh tư duy logic và trừu tượng. Và theo nhiều nhà giáo dục, “trình độ” học sinh THCS đang tiệm cận với trình độ chuyên nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm