Tại sao phải niềng răng khểnh?
Tình trạng răng khểnh, mọc chen chúc rất phổ biến. Một số tác hại của răng khểnh là:
Hai chiếc răng khểnh mọc lệch nhau khiến hai hàm mất cân đối, sai lệch khớp cắn gây khó khăn trong việc ăn nhai. Do các răng trong hàm gần nhau nên thức ăn có xu hướng bị mắc kẹt khi ăn uống, đặc biệt là ở các kẽ răng. Răng khểnh khiến bàn chải đánh răng khó tiếp cận các góc khuất, hay kẽ hở giữa các răng. Do đó, răng khấp khểnh cũng cản trở việc vệ sinh răng miệng. Răng khểnh hở môi khi ngậm miệng dễ gây viêm phổi và đau họng.
Các phương pháp niềng răng khểnh
- Niềng răng mắc cài kim loại: Hệ thống mắc cài làm bằng kim loại chuyên dụng, có độ bền chắc cao giúp bác sĩ siết lực kéo ổn định để quá trình niềng răng khểnh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
- Niềng răng mắc cài sứ: Mắc cài sứ giúp bạn “che dấu” được khung niềng bởi nó có màu sắc trắng trong. Tuy nhiên, chất liệu sứ có độ bền chắc không cao như kim loại nên chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp răng khấp khểnh nhẹ.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Mắc cài tự buộc có hệ thống nắp trượt đóng mở tự động trên mắc cài nên không cần sử dây thun để cố định dây cung. Phương pháp này được lựa chọn khá nhiều bởi tính bền vững, hạn chế được tình trạng bung tuột mắc cài khi chỉnh nha. Quá trình niềng răng khểnh được diễn ra liên tục và không bị ngắt quãng, nhờ đó thời gian niềng răng cũng nhanh hơn và rút ngắn được thời gian thăm khám.
- Niềng răng trong suốt cho răng khểnh: Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, niềng răng Zenyum, có bộ khay niềng trong suốt gồm 12 – 40 khay được thiết kế riêng cho từng khách hàng. Mỗi khay niềng sẽ giúp răng dịch chuyển 0,25 mm tương ứng với thời gian đeo niềng là 2 tuần/khay.
Quy trình niềng răng khểnh
- Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn tình trạng răng miệng cho bạn.
- Bước 2: Chụp X – quang răng và lấy mẫu hàm, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả
- Bước 3: Gắn hệ thống khí cụ trên răng, có thể là mắc cài hoặc khay niềng trong suốt tùy vào lựa chọn của khách hàng.
- Bước 4: Theo dõi và tái khám trong quá trình niềng răng.
- Bước 5: Kết thúc quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì
- Bước 6: Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng sau niềng răng.
Thời gian niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh sẽ mất từ 18 – 24 tháng. Những trường hợp có răng khấp khểnh nặng và hàm răng bị sai khớp cắn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn, có thể mất tới 36 tháng để hoàn tất.