Những thông tin DN cần biết khi mở xưởng sản xuất bánh kẹo

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu thị trường, sản xuất bánh kẹo trở thành một trong những mặt hàng tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê những nhà xưởng liền kề để tập trung đầu tư cho mặt hàng này. Bài viết dưới đây sẽ bật mí thông tin […]

Đã cập nhật 1 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Những thông tin DN cần biết khi mở xưởng sản xuất bánh kẹo

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu thị trường, sản xuất bánh kẹo trở thành một trong những mặt hàng tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê những nhà xưởng liền kề để tập trung đầu tư cho mặt hàng này. Bài viết dưới đây sẽ bật mí thông tin thị trường cho DN trước khi mở xưởng sản xuất bánh kẹo

1/ Tiềm năng thị trường lớn cho việc sản xuất bánh kẹo

Trong những năm qua ngành bánh kẹo Việt Nam không tăng trưởng quá mạnh. Tuy nhiên, đây là cơ sở cho thấy ngành bánh kẹo VN vẫn chưa thực sự đạt đến đỉnh. Sự tăng trưởng ổn định trong mức bình quân 10-12%, ở một thị trường gần 100 triệu dân là 1 tín hiệu triển vọng. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngành sản xuất bánh kẹo trên thế giới khoảng 1,5%. Và Đông Nam Á là 3% (theo thống kê của CTCK Vietinbank). Như vậy, có thể nói mức tăng trưởng bánh kẹo của Việt Nam vẫn cao.

Theo thống kê, doanh thu của ngành bánh kẹo Việt trong năm 2018 đạt khoảng 1,76 tỷ USD, tương đương 40.000 tỷ đồng. Con số này minh chứng cho việc thị trường bánh kẹo Việt còn rất nhiều tiềm năng.

2/ Sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước 

Với những dấu hiệu về tiềm năng phát triển, thị trường bánh kẹo Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, thuê các nhà xưởng liền kề để sản xuất. Và từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bằng chứng là Lotte –  liên tục đẩy mạnh mở rộng thị phần tại Việt Nam. Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Hay Mondelez International – tập đoàn thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới đến từ Mỹ cũng có động thái mạnh. Tập đoàn này cũng đã bỏ ra gần 8.000 tỷ đồng để mua lại 80% mảng bánh kẹo của Công ty Kinh đô (Kido).

Theo thống kê, năm 2014, thị phần của Kido trong mảng bánh kẹo là 19%. Và thị phần của Bibica là 4%, Hải Hà 5%, Hữu Nghị 2% còn lại là các doanh nghiệp khác. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoại. Khi Kido bán mảng bánh kẹo, áp lực giữ thị phần dồn về những doanh nghiệp nội khác.

Như vậy, để phân chia miếng bánh “khủng” này, các doanh nghiệp nội và ngoại liên tục đưa ra những sản phẩm mới cùng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ

3/ Ưu thế của thương hiệu bánh kẹo Việt 

Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cũng chào đón hàng loạt các thương hiệu bánh kẹo ngoại. Thế nhưng, các chuyên gia vẫn cho rằng các sản phẩm Việt Nam vẫn tìm được chỗ đứng. Trong đó có thể kể đến các thương hiệu như như Hải Hà, Kinh đô, Bibica, Hữu Nghị, Hải Châu. .

Theo khảo sát, các sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp Việt có ưu thế về chất lượng và xuất xứ. Có thể thấy giá thành hấp dẫn hơn nhiều các sản phẩm nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã ý thức được việc đầu tư Công Nghệ trong sản xuất. Cho nên sản phẩm vừa chất lượng lẫn hình thức và đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bánh kẹo việt còn có nhiều thuận lợi khi chiếm thế độc tôn ở thị trường nông thôn. Hiện khoảng 65% dân số Việt Nam ở nông thôn tiêu thụ bánh kẹo còn ít so với tiềm năng. Trong khi các doanh nghiệp ngoại mới chỉ xâm nhập ở thị trường thành thị. Vậy nên, việc tập trung phân phối ở nông thôn được xem là có triển vọng hiện nay.

Như vậy, sức mua lớn đồng nghĩa với việc thị trường bánh kẹo trở thành “miếng bánh béo bở” để các doanh nghiệp nỗ lực giành thị phần. Việc thuê nhà xưởng liền kề để sản xuất bánh kẹo là một gợi ý không tồi. Hy vọng mỗi doanh nghiệp đều có sự chủ động để chiếm lĩnh thị trường này.

Tags: