Cách dạy con thế nào để trẻ biết cư xử đúng mực nhưng vẫn có chính kiến riêng và biết bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng nhưng cũng là một thử thách đối với mỗi ông bà bà mẹ. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý nếu muốn nuôi dạy con theo phương pháp khoa học hơn.
Tương tác mỗi ngày với con
Theo các nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, chơi đùa và giao tiếp thường xuyên sẽ phát triển tốt hơn, ngoan ngoãn hơn. Tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và phát triển tốt về tư duy và trí tuệ.
Vì vậy, dù cuộc sống có bận rộn, cha mẹ nên dành cho con thời gian chất lượng để học tập, vui chơi và trò chuyện cùng trẻ.
Dù bận rộn, cha mẹ cũng nên dành thời gian nói chuyện cùng con
Là hình mẫu tốt để con noi thoi
Trẻ trong độ tuổi từ 2-4 tuổi có thể chưa phát triển đầy đủ khả năng tư duy, phân biệt đúng sai vì vậy chúng thường có xu hướng bắt chước cách cư xử và hành động của người thân. Vì vậy, với vai trò là người tiếp xúc hàng ngày với con, cha mẹ cần trở thành tấm gương sáng, gương mẫu trong cử chỉ, lời nói và nhất quán trong hành động, lâu dần điều đó sẽ khắc sâu trong tiềm thức và trẻ sẽ cư xử đúng mực như bố mẹ.
Tôn trọng ý kiến và quan điểm riêng của đứa trẻ
Thay vì ép buộc có thể gây ra tâm lý chống đối và ức chế của trẻ, cha mẹ nên hướng dẫn con một cách đúng đắn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, khuyến khích trẻ tự do chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình. Điều này giúp cha mẹ và con cái gần gũi hơn, thắt chặt tình cảm, và cha mẹ cũng sẽ hiểu trẻ tốt hơn.
Với những ý kiến mà trẻ kiên quyết muốn thực hiện dù chưa hợp lý, nếu không gây ảnh hưởng đến trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội thử sức và tự trải nghiệm hoặc giảng giải điểm con cần sửa. Nuôi dạy con đúng cách chính là việc tạo điều kiện cho trẻ được phát triển, học hỏi trong môi trường tâm lý thoải mái.
Cố gắng kiên nhẫn với trẻ
Từ khi mới sinh, trẻ đó có bản năng quấy khóc khi có nhu cầu hay đòi bố mẹ dỗ dành, chưa kể một số giai đoạn khủng hoảng tâm lý khiến trẻ luôn khó chịu, bướng bỉnh và không nghe lời cha mẹ. Điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, hoặc tệ hơn là dẫn đến cáu giận và trách phạt trẻ nặng nề. Đôi khi, phương pháp này sẽ gây ra tác dụng ngược, dẫn đến rạn nứt trong mối quan hệ gia đình.
Lời khuyên ở đây là cha mẹ vẫn cần sự kỷ luật khi dạy con nhưng vẫn cần sự mềm mỏng khi cần, giải thích từ tốn cho con hiểu từ từ.
Hãy cố gắng kiên nhẫn, thấu hiểu với sự khó chiều của con thay vì chỉ dọa nạt
Có vô số cách dạy con hiện nay, từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc, tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là bố mẹ và thầy cô hiểu được cá tính riêng của mỗi đứa trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp.