Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)

Mục lục 1 Định nghĩa 1.1 Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục) là bệnh gì? 1.2 Những ai thường mắc phải nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)? 2 Triệu chứng và dấu hiệu 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)

Định nghĩa

Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục) là bệnh gì?

Siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV) là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Đây là loại virus lây truyền qua đường tình dục và thường xuất hiện ở tất cả mọi người đã có quan hệ tình dục. Có nhiều loại virus HPV, một số loại có thể gây mụn cóc sinh dục và các loại ung thư như ung thư cổ tử cung.

Những ai thường mắc phải nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)?

Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị ảnh hưởng bởi HPV. Mụn cóc sinh dục thường gặp ở thanh thiếu niên và thanh niên có quan hệ tình dục. Tỷ lệ mụn cóc sinh dục xảy ra cao nhất ở nam giới từ 20-24 tuổi và nữ giới từ 16-19 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục) là gì?

Virus HPV thường tự biến mất mà không cần chữa trị. Nhưng vẫn có trường hợp các loại virus HPV khác nhau ở lại và gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư.

Mụn cóc sinh dục có thể bắt đầu như những vết bỏng cóc nhỏ, bể ra và chảy máu, thành những vết loét, đóng vảy và lành sau một vài ngày. Các vết cóc và vết loét này thường đi kèm với cúm – nên những triệu chứng này có vẻ như sốt và sưng bạch huyết. Bạn có thể dễ nhầm lẫn mụn cóc với một loại mụn gây ra do lông mọc ngược.

Đa số trường hợp ung thư gây ra bởi HPV là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn có ung thư họng và lưỡi. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể bao gồm chảy máu hoặc chảy mủ từ âm đạo. Chảy máu giữa chu kỳ, sau quan hệ tình dục hoặc khi đã mãn kinh. Ngoài ra, còn có những triệu chứng như đau ở vùng dưới bụng hoặc vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ lập tức nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc bạn tình gần đây hay hiện tại của bạn phát hiện bị nhiễm HPV. Ngay cả khi không có triệu chứng phát triển, bạn có thể tìm kiếm tư vấn về việc tự kiểm tra chính mình và nên làm gì nếu nhiễm virus. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về việc chẩn đoán nhiễm virus HPV. Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn chắc chắn không bị nhiễm HPV để tránh lây truyền cho người khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục) là gì?

Có nhiều loại virus HPV có thể lây truyền ở người. Loại 6, 11, 16 và 18 gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung. Virus HPV lây truyền qua đường tình dục. Virus vẫn có thể lây truyền nếu người mang virus không có triệu chứng hoặc bệnh nào. Mụn cóc và ung thư cổ tử cung có thể hình thành nhiều năm sau khi nhiễm virus HPV.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)?

Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HPV sinh dục. Virus có thể lây truyền ở tất cả mọi người bất kể giới tính và tuổi tác. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)?

Vì virus khiến bệnh xuất hiện sau một thời gian rất dài, nên phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh:

Mụn cóc sinh dục:

Cách đơn giản để chữa bệnh mụn cóc mềm là bôi/thoa kem điều trị bệnh. Để chữa các mụn cứng và khó trị hơn, còn có cách sử dụng nhiệt (làm lạnh hoặc làm nóng) để lại bỏ mụn. Bệnh có thể hết sau vài tháng điều trị.

Ung thư:

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy vào giai đoạn và tình trạng khối u cũng như sức khỏe người bệnh. Đối với ung thư, bạn nên thường xuyên xét nghiệm để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh trước khi khối u hình thành.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)?

Hiện không có xét nghiệm nào để kiểm tra virus HPV ở người. Hầu hết mọi bệnh nhân nhiễm HPV đều biết mình bị nhiễm khi xuất hiện mụn cóc hoặc kiểm tra thấy khối u ung thư.

Mụn cóc sinh dục:

Bác sĩ sẽ chẩn đoán mụn cóc bằng cách khám da. Nếu việc chẩn đoán không phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mụn cóc (sinh thiết) để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Ung thư:

Xét nghiệm Pap (Phết tế bào tử cung) sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu của tiền ung thư cũng như những thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể trở thành ung thư cổ tử cung. Bạn nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm Pap khi 21 tuổi.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)?

Tiêm vắc xin đầy đủ là cách tốt nhất để chống lại virus HPV, cụ thể là vắc xin Cervarix và Gardasil ở nữ giới và vắc xin Gardasil ở nam giới. Trong quan hệ tình dục, bạn luôn sử dụng bao cao su. Dù vậy, những vùng không được bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ nhiễm HPV. Sử dụng bao cao su không loại bỏ hoàn toàn mà sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra, không quan hệ tình dục bừa bãi sẽ giảm nguy cơ bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: