Nhiễm sán lá gan

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Bệnh nhiễm sán lá gan là gì? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm sán lá gan là gì? 2.2 Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân gây bệnh nhiễm sán lá […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Nhiễm sán lá gan

Tìm hiểu chung

Bệnh nhiễm sán lá gan là gì?

Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn và uống nước chưa được đun sôi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm sán lá gan là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán lá gan bao gồm:

  • Đau ở trên góc phần tư bên phải của bụng;
  • Sốt (không liên tục);
  • Gan sưng to, có thể đau hoặc không đau;
  • Khó chịu (một cảm giác chung của tình trạng không khỏe);
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Da tái xanh.

Phát ban (nổi mề đay) xuất hiện trong khoảng 20% trường hợp. Các triệu chứng khác như chóng mặt và đổ mồ hôi cũng có thể xảy ra khi mắc bệnh sán lá gan, điều này chủ yếu gặp ở trẻ. Nốt dưới da và thở khò khè có thể xảy ra khi sán cư trú ở các cơ quan khác.

Người bị nhiễm trùng do ăn gan sống của động vật bị nhiễm bệnh có thể bị đau họng nặng và sưng thanh quản. Những người bị viêm ống mật có thể gặp triệu chứng đau bụng nghiêm trọng cùng với sốt dai dẳng và vàng da.

Người bị bệnh viêm tụy có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn như đau bụng nặng, sốt, buồn nôn và nôn mửa, điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ em.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm sán lá gan?

Sán lá gan lây nhiễm cho cả cừu và gia súc. Trong thực tế, người bị nhiễm có thể vô tình tiêu thụ thực vật tươi sống nhất định. Một loại sán lá gan có thể được lây nhiễm thông qua việc ăn gan cừu, dê hoặc gia súc. Tuy nhiên, điều này là rất hiếm, đường lây truyền chính là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cải xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.

Sán sẽ cư trú trong ống mật nhỏ ở gan và túi mật, chúng có thể sống trong đó khoảng 20-30 năm. Sán gây viêm mạn tính lên đường mật, gây sẹo (xơ hóa) ống mật và giãn ống mật chủ. Sán lá gan là một loại giun dẹt, một con sán trưởng thành đẻ 2000-4000 trứng mỗi ngày và những quả trứng được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh. Chu kỳ này lặp lại thông qua việc ăn sống các loại cá nước ngọt.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm sán lá gan?

Nhiễm sán lá gan là tình trạng rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm sán lá gan?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán lá gan, chẳng hạn như:

  • Có tiền sử ăn sống các loại cá nước ngọt ở vùng có bệnh đang lưu hành;
  • Đi du lịch đến nhiều nơi trên thế giới và ăn các loại cá nước ngọt chưa được nấu chín hoặc sống;
  • Sống trong vùng đặc hữu, bao gồm Đông Nam Á, Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, Đông Âu Đông Nga, Mãn Châu, Bắc Siberia và Trung Quốc;
  • Sống ở khu vực ven sông.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm sán lá gan?

Tại các khu vực đặc hữu, việc làm các xét nghiệm sàng lọc được khuyến khích như xét nghiệm phân và siêu âm gan. Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính có thể hiển thị sự giãn nở của ống dẫn mật. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc diệt giun sán.

Người dân cần được xét nghiệm phân định kỳ để kiểm tra xem có trứng sán trong phân hay không.

Dấu hiệu đặc trưng của nhiễm sán lá gan là tình trạng giãn nở của các ống dẫn mật trong gan không rõ nguyên nhân (sự giãn nở mà không gây tắc nghẽn), điều này được nhìn thấy trên siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.

Nếu sán lá gan không bị phát hiện trong vòng nhiều năm thì chúng sẽ có nguy cơ gây bệnh và phá hủy gan. Hầu hết những người bị nhiễm sán lá gan hoàn toàn không biết mình đã mắc bệnh vì không có triệu chứng. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có dấu hiệu mệt và khó chịu ở bụng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc hội chứng kích thích ruột. Vì vậy, bạn phải hiểu rõ về bệnh này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm sán lá gan?

Bác sĩ sẽ chỉ định viên nén và các thuốc diệt giun để tiêu diệt giun sán. Nếu bệnh được phát hiện quá muộn, khi mà sán lá đã gây ra nhiều tổn thương thì bác sĩ phải cắt bỏ một phần gan bị hư hại. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể ít gây thiệt hại đến các ống dẫn mật và gan. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

  • Sử dụng thuốc triclabendazole để điều trị sán lá gan;
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid (ngắn hạn) cho các giai đoạn cấp tính với các triệu chứng nghiêm trọng;
  • Phẫu thuật (nếu cần thiết) đối với các biến chứng như viêm đường mật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm sán lá gan?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc;
  • Sử dụng nguồn nước sạch sẽ;
  • Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc;
  • Nấu chín các loại thực vật tươi sống như cải xoong trước khi ăn;
  • Ngâm thực vật tươi được ăn sống trong dung dịch axit axetic 6% trong 5 đến 10 phút.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sán lá gan và những điều bạn cần biết để phòng ngừa nó
  • Mách bạn các cách tẩy giun an toàn
  • Nhiễm giun: Nguyên nhân và cách điều trị

Tags: