Nhận biết các loại giày tây: giày công sở Derby

Trong số các loại giày tây nam, Derby là một sự lựa chọn đầu tiên của hầu hết các chàng trai bởi sự đơn giản và phổ biến của nó. Tuỳ theo các giai đoạn lịch sử, Derby được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau và thường được đồng bộ với các kiểu giày […]

Đã cập nhật 5 tháng 11 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Nhận biết các loại giày tây: giày công sở Derby

Trong số các loại giày tây nam, Derby là một sự lựa chọn đầu tiên của hầu hết các chàng trai bởi sự đơn giản và phổ biến của nó. Tuỳ theo các giai đoạn lịch sử, Derby được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau và thường được đồng bộ với các kiểu giày Dressy khác như BlucherOxford. Nhận biết sự khác nhau đặc trưng của các loại giày tây, là một trong những tố chất hình thành phong cách quý ông. Không những thế, giày tây ngày nay được phổ biến không chỉ trong giới thượng lưu hay lĩnh vực thời trang mang tính hàn lâm, mà còn gắn liền với đời sống thường nhật. Giày công sở Derby là một trong số các loại giày nam phổ thông có thể bắt gặp bất cứ đầu từ đường phố, công sở, những buổi tiệc sang trọng hay cả trong thể thao.

1. Nguồn gốc

Lịch sử ra đời của giày Derby có một vài giả thiết, trong đó được công nhận nhiều nhất là giai đoạn thoái trào của những đối boot quân đội của Châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Những đôi giày Blucher được xem là tiền đề của giày Derby, được ra đời bởi cựu Thủ tướng vương quốc Anh – Edward Smith Stanley, danh hiệu Earl of Derby thứ 14.

Những đôi giày Derby với cấu tạo cải tiến hơn và kỹ thuật may khác với giày Blucher. Thợ đóng giày của Edward Smith Stanley đã tạo ra nhằm mục đích đem đến sự thoải mái cho đôi bàn chân to của ông, vốn rất khó khăn để mang vào và cởi bỏ khỏi những đôi boot ống đang thịnh hành lúc bấy giờ. Từ khoảng năm 1850, giày Derby dần được sử dụng như một loại giày trong hoạt động thể thao và săn bắn. Đến đầu thế kỷ XX, trở thành loại giày thông dụng trong thành thị và phổ biến bởi hầu hết nam giới ở nước Anh thời đó.

2. Đặc trưng

Những đôi giày Derby được thiết kế từ 2 – 4 mảnh da khâu lại với nhau, có cấu tạo 1 mảnh bao bọc từ gót giày, tiếp xúc bên dưới mắt cá chân và tạo thành 2 vạt mui giày đóng mở linh hoạt. Do đó, trong khi Derby là mảnh thân sau tạo thành mui giày hở thì Blucher là 2 phẩn vạt mui giày được may ghép vào. Về yếu tố trang trí, Blucher thường được đề cao thiết kế đơn sắc và không hoạ tiết, có thể kết hợp với Oxford (có cấu tạo vạt mui khép kín trái ngược với Derby).

Kiểu giày công sở Derby được phân loại theo cách thiết kế có thể gọi tên như: Plain Derby, Cap-toe Derby, Wingtips Derby, Moc-toe Derby. Ngoài ra, giày Derby khá phổ biến khi phối hợp với cấu tạo và hoạ tiết đục lỗ của giày Brogue hay thiết kế dưới dạng giày boot, rất được ưa chuộng tại các quốc gia Châu Âu.

3. Tính phổ biến

Trong tiếng Anh ở Bắc Mỹ, những đôi giày Derby còn gọi là Gibson. Tại Mỹ, thuật ngữ DerbyBlucher thường được sử dụng như nhau bởi cùng một loại giày tây buộc dây với mui hở. Tuy nhiên, Derby không đòi hỏi thiết kế da một mảnh liền mạch, dễ dàng phối hợp thiết kế với nhiều kiểu dáng và chủng loại giày khác nhau, phù hợp trong sản xuất Công Nghiệp nên tính phổ biến cao hơn so với Blucher.

Trong ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh hiện đại, giày Derby còn được gọi là Buck. Tên gọi này xuất phát từ chất liệu da hoẳng thuộc từng được sử dụng phổ biến cho loại giày này trong thập niên 50, mặc dù những đôi giày Buck truyền thống chỉ sở hữu duy nhất màu trắng. Ngày nay, Derby được sản xuất trên đa dạng chất liệu và màu sắc,mang tính thời trang và làm giảm giá thành so với chất liệu da thuộc, trở thành một trong những dạng giày phổ thông và phù hợp với nhiều phong cách và sự kiện khác như như: Street style, Preppy, Casual hay cả những buổi tiệc trang trọng.

4. Nhãn hiệu

Có rất nhiều các thương hiệu giày thời trang cao cấp thiết kế và sản xuất giày công sở Derby với đa dạng cảm hứng và ý tưởng khác nhau, nổi bật trong số đó có thể kể đến như: Dr.Martens, Bally, Fendi, Alexander McQueen, Neil Barrett, Silvano Sassetti, Church’s, Officine Creative, Doucal’s, v.v…