Nguyên nhân và dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ gặp phải trong độ tuổi sinh sản, gây ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý, công việc hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, Thetips sẽ chia sẻ về các […]

Đã cập nhật 15 tháng 12 năm 2023

Bởi Bá An

Nguyên nhân và dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ gặp phải trong độ tuổi sinh sản, gây ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý, công việc hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, Thetips sẽ chia sẻ về các dấu hiệu và nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, giúp phụ nữ nhận biết sớm và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể thể hiện qua sự không ổn định về số ngày kinh, lượng máu kinh đột ngột nhiều hoặc ít hơn so với chu kỳ bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vấn đề nội tiết nào đó, vì vậy chị em nên đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để tìm nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết

Một chu kỳ kinh nguyệt vẫn được coi là đều đặn nếu có một số thay đổi nhỏ giữa chu kỳ này và chu kỳ khác. Rối loạn kinh nguyệt thường được xác định dựa trên các tình huống sau:

  • Khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc lâu hơn 38 ngày.
  • Mất kinh từ 3 chu kỳ trở lên.
  • Lượng máu kinh đột ngột nhiều hơn hoặc ít hơn so với chu kỳ thông thường.
  • Khoảng thời gian kinh kéo dài hơn 8 ngày.
  • Xuất hiện máu bất thường hoặc đốm máu giữa các chu kỳ kinh, đặc biệt sau quan hệ tình dục hoặc sau khi đã mãn kinh.
  • Gặp các triệu chứng nặng như chuột rút, đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc nôn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

Thay đổi nội tiết tố

Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ xuất hiện ở một số giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, như thời kỳ dậy thì, thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.

  • Thời kỳ dậy thì: Khi bước vào thời kỳ dậy thì, cơ thể phụ nữ mất một thời gian dài để cân bằng nồng độ Estrogen và Progesterone. Do đó, có thể xuất hiện rối loạn kinh nguyệt.
  • Mang thai và cho con bú: Trong thời kỳ mang thai và thậm chí cả giai đoạn cho con bú trong 6 tháng đầu, phụ nữ sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tiền mãn kinh: Khi buồng trứng suy giảm, không còn sự rụng trứng, phụ nữ tiền mãn kinh sẽ dần mất chu kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh được xác định khi không có kinh trong vòng một năm.

Các nguyên nhân thực thể

  • Các trường hợp thai kỳ bất thường như thai ngoài tử cung, nguy cơ sảy thai…
  • Các vấn đề về sức khỏe phụ khoa như polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
  • Các vấn đề viêm nhiễm như viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung…
  • Các bệnh lý khác như tiểu đường, u giáp, rối loạn tuyến giáp…

Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, ăn uống

Sự xuất hiện của hiện tượng này có thể do thay đổi các thói quen hàng ngày trong chế độ ăn uống, lịch tập luyện và sinh hoạt. Cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống: Sự thay đổi trong khẩu phần ăn hàng ngày, thiếu hụt dinh dưỡng, và thay đổi về cân nặng (giảm hoặc tăng cân quá mức) có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ.
  • Tập luyện thể dục, hoạt động thể thao quá mức có thể kéo dài thời gian kinh và gây tăng lượng máu kinh.
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp… cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Trên đây là giải đáp về rối loạn kinh nguyệt mà Thetips muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến hữu ích cho bạn đọc.

Tags: