Ngộ độc do clostridium botulinum (ngộ độc thịt)

Mục lục 1 Định nghĩa 1.1 Ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là bệnh gì? 1.2 Những ai thường bị ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)? 2 Triệu chứng và dấu hiệu 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là gì? 2.2 […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Ngộ độc do clostridium botulinum (ngộ độc thịt)

Định nghĩa

Ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là bệnh gì?

Ngộ độc thịt là bệnh được gây ra bởi các độc tố có ở vi khuẩn Clostridium botulinum . Vi khuẩn Clostridium botulinum sản xuất ra 7 loại độc tố (được các nhà khoa học đặt tên từ A đến G). Tuy nhiên chỉ có các loại độc tố A, B, E, và F có khả năng gây bệnh ở con người.

Có 3 dạng ngộ độc thịt gồm ngộ độc do thực phẩm, vết thương, và ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh.

Những ai thường bị ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)?

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc ngộ độc thịt. Ngộ độc thịt không lây truyền từ người này sang người khác. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là gì?

Hầu hết các triệu chứng ngộ độc thịt bắt đầu xuất hiện từ 12 đến 36 tiếng sau khi ăn thức ăn bị hư. Khoảng 5 đến 10% số người bị ngộ độc thịt tử vong. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh bao gồm:

  • Sụp mí mắt;
  • Mờ mắt;
  • Nhìn đôi (nhìn ra 2 hình của cùng 1 vật);
  • Khô miệng;
  • Nói lắp;
  • Khó nuốt;
  • Yếu cơ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy lập tức đi khám bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện của bệnh ngộ độc thịt. Vì nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể bị tê liệt tay, chân, hoặc tê liệt toàn thân và cơ hô hấp. Có thể bạn sẽ phải cần đến máy trợ thở để trợ giúp hô hấp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là gì?

Bạn sẽ mắc phải ngộ độc thịt nếu ăn phải thực phẩm chứa độc tố. Nguyên nhân phổ biến là do thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập từ một vết thương nhỏ mà bạn không chú ý. Vi khuẩn sau khi vào người sẽ phát triển và sinh ra độc tố. Trường hợp này xảy đa phần xảy ra ở những người đã từng sử dụng ma túy.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có thể bị ngộ độc do ăn trúng các bào tử trong đất khi trẻ chơi ngoài trời, sau đó các bào tử sẽ lớn lên trong ruột và sản xuất ra độc tố.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)?

Những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thịt:

  • Vệ sinh thực phẩm kém;
  • Trẻ mới sinh;
  • Vết thương không được tiệt trùng.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)?

Sẽ có những phương pháp điều trị ngộ độc thịt khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ sẽ kiểm tra và theo dõi dấu hiệu bệnh, cho bạn uống thuốc kháng độc tố để làm chậm việc tê liệt và giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng, Bác sĩ điều trị bệnh bằng cách kiểm tra và theo dõi triệu chứng, cho bệnh nhân thuốc kháng độc tố để làm chậm tê liệt và có thể giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng, giúp khỏi bệnh sớm hơn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)?

Ngộ độc thịt có triệu chứng giống với các bệnh ngộ độc khác, nên việc chẩn đoán thường khó và có thể bị nhầm lẫn. Bạn sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm chuyên môn trước khi đi đến kết luận bệnh cuối cùng. Bạn sẽ mất tầm 4 ngày để nhận kết quả.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum)?

Ngộ độc thịt không truyền từ người này sang người khác. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Đa số các trường hợp bệnh xảy ra có liên quan đến thực phẩm đóng hộp làm tại nhà, đặc biệt là rau quả. Do đó, hãy cẩn thận trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Đun sôi thực phẩm trong vòng ít nhất 10 phút, vì độc tố sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
  • Cần thận trọng khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong. Nhiều trường hợp bệnh đã xảy ra do trẻ ăn phải mật ong bị nhiễm độc.
  • Giữ sạch các vết thương, chăm sóc vết thương đúng cách và không sử dụng thuốc gây nghiện giúp giảm nguy cơ bị ngộ độc thịt liên quan đến vết thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: