Nang gan

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Nang gan là bệnh gì? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nang gan là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân nào gây ra bệnh nang gan? 4 Nguy cơ […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Nang gan

Tìm hiểu chung

Nang gan là bệnh gì?

Nang gan là túi chứa đầy chất dịch ở gan xảy ra với khoảng 5% dân số. Chúng thường không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ trong một thủ thuật hình ảnh ở bụng như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Một hoặc hai nang gan thường không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị, tuy nhiên nếu các nang có rất nhiều hoặc có kích thước lớn thì phải được chăm sóc y tế. Một hoặc nhiều nang gan lớn có thể gây đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên phía bên phải. Nếu chúng gây khó chịu, bác sĩ có thể dẫn lưu hoặc loại bỏ nang trong bệnh viện. May mắn là bạn có thể giải quyết chúng trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nang gan có rất nhiều loại, bao gồm:

  • Nang đơn giản;
  • Bệnh gan đa nang (một bệnh di truyền);
  • Nang gây ra bởi ký sinh trùng (chẳng hạn như bệnh nang sán);
  • Nang xảy ra kết hợp với bệnh ung thư gan.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nang gan là gì?

Hầu hết các nang gan không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu nang trở nên lớn, chúng có thể gây đầy hơi và đau ở phần trên bên phải của bụng. Đôi khi, nang gan có kích thước lớn đến mức bạn có thể cảm thấy chúng trong bụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nang gan?

Những nang này thường phát sinh khi một vùng nhỏ các tế bào gan chết hoặc thoái hóa. Nguyên nhân phổ biến nhất là do cao tuổi và chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh. Đôi khi, các nang có thể chứa đầy “chất béo” ở những người bị gan nhiễm mỡ. Trong trường hợp khác, các nang sẽ chứa đầy dịch hoặc chất nhầy. Những nang này không phải là dấu hiệu của bệnh gan vì gan là một cơ quan lớn có rất nhiều các vùng khác chứa các tế bào khỏe mạnh để kích hoạt làm chức năng gan vẫn bình thường.

Nguyên nhân gây ra hầu hết các nang gan chưa được biết rõ. Nang gan có thể do bẩm sinh hoặc có thể hình thành một thời gian sau đó. Chúng thường phát triển chậm và không được phát hiện cho đến khi trưởng thành.

Một số u nang gây ra bởi ký sinh trùng, nhiễm sán kim được tìm thấy trong con cừu ở các khu vực khác nhau của thế giới.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh nang gan?

Nang gan có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nang gan?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nang gan, chẳng hạn như:

  • Giới tính: nang gan phổ biến hơn ở phụ nữ so với đàn ông, nhưng không nhiều. Tỷ lệ nữ nam là 1,5:1. Khi lớn tuổi, khả năng bệnh xuất hiện ở phụ nữ so với nam giới tăng lên;
  • Xơ hóa và xơ gan: gây ra bởi các bệnh gan khác như viêm gan siêu vi không phải là yếu tố nguy cơ gây ra nang đơn giản hoặc bệnh đa nang. Xơ gan bẩm sinh có liên quan đến nang và tương tự như xơ gan do virus, nhưng nói chung, xơ gan không làm tăng nguy cơ nang gan.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nang gan?

Nang gan đa số được chẩn đoán (thường do tình cờ) bằng việc sử dụng kỹ thuật hình ảnh như chụp CT, siêu âm hoặc MRI. Bác sĩ cũng có thể thực hiện khám bụng để xem có nang hay không. Để chẩn đoán  bệnh nang do nhiễm sán kim, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể sán kim trong máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nang gan?

Hầu hết các nang không cần điều trị và tự khỏi. Nang trở nên to hơn hoặc ác tính cần được phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ có thể tiến hành dẫn lưu dịch nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Ở một số bệnh nhân bệnh gan đa nang, họ sẽ cần ghép gan. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh gan bao gồm:

  • Phẫu thuật. Việc loại bỏ nang gan hoàn toàn là phương pháp điều trị tốt nhất, đặc biệt là với trường hợp của u nang và ung thư nang tuyến. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi (phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) bằng cách đưa dụng cụ vào vùng phẫu thuật thông qua các ống nhỏ chèn vào trong ổ bụng;
  • Thuốc. Nang ký sinh trùng gây ra sán kim thường được điều trị bằng phẫu thuật và dùng thuốc đến hai năm để giảm các triệu chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để điều trị giun sán.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nang gan?

Nếu bạn chỉ có một hoặc một số loại nang gan thì không đáng báo động vì bác sĩ có thể giúp ngăn chặn việc chúng nhân lên. Trong nhiều trường hợp, các nang có thể dần dần thu nhỏ bằng việc sử dụng thuốc dinh dưỡng. Một số biện pháp giúp bạn kiểm soát bệnh này bao gồm:

  • Loại bỏ các sản phẩm sữa từ chế độ ăn uống. Các kích thích tố tự nhiên hiện diện trong tất cả sản phẩm sữa thúc đẩy sự phát triển các nang và chất nhầy trong cơ thể;
  • Tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây hại cho tế bào gan như rượu, một số loại thuốc, hóa chất môi trường và không ăn quá nhiều đường;
  • Dùng thuốc bổ gan chất lượng tốt. Điều này sẽ giúp bảo vệ tế bào gan khỏi những mối nguy hiểm và giúp phục hồi các tế bào gan bị hư hỏng;
  • Bổ sung selen. Selen cần thiết để cho gan sản xuất glutathione, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Selen giúp bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương;
  • Uống nước ép rau quả tươi thường xuyên. Các loại rau tốt nhất cho lá gan khỏe mạnh bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, củ cải và hành tây. Bổ sung một củ cà rốt và táo trong nước trái cây để làm cho gan dễ chịu hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: