Nấm móng chân

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Bệnh nấm móng chân là gì? 2 Triệu chứng 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng nấm móng chân là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân 3.1 Nguyên nhân nào gây bệnh nấm móng chân? 4 Nguy cơ mắc phải 4.1 Những […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Nấm móng chân

Tìm hiểu chung

Bệnh nấm móng chân là gì?

Nấm móng chân, còn được gọi là nấm móng, là nhiễm nấm ở phần móng chân. Đây là một bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào các vết nứt trên móng hoặc vết cắt trên da, có thể làm cho móng chân thay đổi màu sắc hoặc dày hơn. Bệnh cũng có thể gây đau.

Các loại nấm và đôi khi nấm men ảnh hưởng đến các phần khác nhau của móng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan sang móng chân khác, da hoặc thậm chí là móng tay.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng nấm móng chân là gì?

Triệu chứng đáng chú ý nhất là một hoặc nhiều móng chân thay đổi màu thành trắng, nâu hoặc vàng. Nó có thể lan rộng và làm móng dày lên hoặc bị nứt.

Móng nhiễm trùng thường dày hơn bình thường và có thể bị biến dạng hoặc có hình dạng kỳ lạ. Chúng có thể bị gãy dễ dàng. Móng nhiễm nấm có thể có màu vàng. Đôi khi, một chấm trắng xuất hiện trên móng và sau đó trở nên to hơn. Khi nấm mọc dưới móng, nó làm móng lỏng thậm chí tách ra khỏi nền móng tay. Nấm cũng có thể lây lan đến da xung quanh móng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh nấm móng chân?

Nấm móng chân (nấm móng) gây ra bởi một nhóm nấm dermophyte. Nhóm này phát triển mạnh trên da và trên keratin, thành phần chính của tóc và móng. Nấm bám dưới móng và bắt đầu phát triển, làm hư móng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm móng chân?

Nam giới có nhiều khả năng bị nấm móng chân hơn nữ giới. Bạn càng lớn tuổi, cơ hội bị nấm càng cao. Những người mắc bệnh tiểu đường, chân vận động viên, hoặc hệ miễn dịch yếu, những người hút thuốc, hoặc trong gia đình có người mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao hơn. Nếu thường xuyên ngâm chân lâu trong nước hoặc đã bị thương móng chân, tỷ lệ bị nấm móng chân tăng lên.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm móng chân?

Do biểu hiện nấm móng chân có thể trông giống các tình trạng khác, bao gồm bệnh vẩy nến, bạn cần được bác sĩ kiểm tra móng chân. Bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa chăm sóc bàn chân (bác sĩ chuyên khoa bàn chân) hoặc da (bác sĩ da liễu) để chẩn đoán bệnh.

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập bệnh sử. Bác sĩ cần hiểu mức độ của vấn đề và các yếu tố y tế khác có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị. Một bệnh sử đầy đủ cũng rất quan trọng để chỉ định đúng thuốc trị nấm móng chân, nhưng cách điều trị này có thể có các tác dụng phụ cho những người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Sau đó, bác sĩ thực hiện khám sức khỏe.

Bác sĩ có thể cạo một số phần móng bị ảnh hưởng và gửi đến phòng thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Nấm móng chân chữa thế nào?

Cách trị nấm móng chân phụ thuộc vào loại nấm và thời gian bạn bị nhiễm nấm. Bác sĩ có thể thử một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Kem thoa bôi trực tiếp lên móng
  • Một loại sơn móng chân tại chỗ
  • Một loại thuốc chống nấm theo toa
  • Loại bỏ vùng bị hư của móng hoặc da

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải loại bỏ hoàn toàn móng bằng phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nấm móng chân?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nấm móng chân:

  • Sử dụng xà phòng và nước để rửa chân và lau thật khô, kể cả các kẽ ngón chân. Cắt móng chân thẳng ngang sao cho móng ngắn hơn đầu ngón chân. Đảm bảo các dụng cụ bạn sử dụng sạch sẽ. Rửa dụng cụ cắt và dũa móng chân bằng xà phòng và nước, sau đó lau bằng cồn khử trùng. Bạn có thể muốn che móng bị đổi màu bằng sơn móng, nhưng không nên làm vậy. Sơn móng làm cho móng không thể “thở” và nấm không hết được.
  • Hãy lựa chọn giày dép một cách thông minh. Chọn tất hút ẩm. Thay đổi tất thường xuyên và đảm bảo giày vừa vặn với chân. Giày dép phải được làm bằng vật liệu cho phép không khí lưu thông dễ dàng, như vải, lưới hoặc da. Mang dép dùng trong buồng tắm ở nơi công cộng ẩm ướt như phòng thay quần áo và hồ bơi.
  • Kiểm tra các lớp móng và vùng da quanh móng chân thường xuyên, ít nhất mỗi tháng một lần. (Bạn có thể cần phải sử dụng gương nếu khó nhìn thấy các ngón chân). Xem các thay đổi về màu sắc và kết cấu, cũng như các vết cắt hoặc hư. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết bằng cách:
    • Ăn sữa chua giàu probiotic
    • Ăn đủ protein để hỗ trợ móng mọc
    • Nạp đủ sắt để ngăn ngừa móng giòn
    • Có một chế độ ăn giàu axit béo cần thiết
    • Ăn thực phẩm giàu canxi và vitamin D như các sản phẩm sữa ít béo

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Các dạng thuốc trị nấm da bạn không thể bỏ qua
  • Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Phòng và điều trị nấm da ở trẻ nhỏ hiệu quả

Tags: