Mùa nồm khiến ngôi nhà và đồ đạc trở nên ẩm ướt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách chống nồm hiệu quả, hãy tham khảo ngay những mẹo hữu ích dưới đây!
Mùa nồm là gì? Dấu hiệu nhận biết mùa nồm
Mùa nồm là gì?
Mùa nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của khu vực Đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí tăng cao đến 90%, khiến hơi nước ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt sàn nhà hay đồ vật. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 (cuối mùa xuân) và phổ biến ở miền Bắc Việt Nam.
Dấu hiệu nhận biết mùa nồm
Dấu hiệu dễ thấy nhất của mùa nồm là sàn nhà, tường, gương bị phủ một lớp hơi ẩm, quần áo lâu khô, chăn nệm có cảm giác ẩm ướt và xuất hiện mùi hôi ẩm mốc khó chịu. Ngoài ra, đồ điện tử dễ hỏng hóc, thực phẩm nhanh bị nấm mốc, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu nhận biết mùa nồm ẩm đã đến (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm
- Khi không khí ẩm có nhiệt độ cao gặp nền nhà lạnh hơn, hơi nước bị ngưng tụ, tạo thành lớp nước mỏng trên sàn, tường và đồ vật.
- Nhiệt độ nền nhà bị hạ thấp trong những ngày lạnh, khi không khí ấm và ẩm tràn vào đột ngột, hơi nước dễ đọng lại, gây ẩm ướt.
- Gió nồm thổi từ biển vào làm không khí bão hòa hơi nước, khiến sàn nhà, tường và đồ dùng dễ bị ẩm mốc.
- Nhà có nền thấp, dùng vật liệu hút ẩm (gạch, xi măng, đá hoa cương,…) dễ giữ nước, khiến nồm kéo dài lâu hơn.
- Nhà ít cửa sổ, không có hệ thống thông gió tốt sẽ giữ lại hơi ẩm, làm tình trạng nồm ẩm nghiêm trọng hơn.
Khi không khí ấm và ẩm tràn vào đột ngột khiến nhà và các đồ dùng bị lên mồ hôi ẩm ướt (Nguồn: Sưu tầm)
Ảnh hưởng của thời tiết nồm
Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Thời tiết nồm khiến sàn nhà đọng nước, làm tăng nguy cơ trơn trượt. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ, dễ dẫn đến té ngã và chấn thương.
- Độ ẩm cao khiến lỗ chân lông bị bít tắc, làm suy giảm quá trình bài tiết của cơ thể.
- Không khí ẩm ướt tác động đến niêm mạc phế quản, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mãn tính như viêm phổi, hen suyễn.
- Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh. Chúng gây ra các bệnh ngoài da như thủy đậu, ban đỏ, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe tổng thể.
Ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình (Nguồn: Sưu tầm)
Ảnh hưởng đến đồ điện tử
Độ ẩm cao khiến các linh kiện kim loại trong thiết bị điện tử bị gỉ sét, làm hỏng vi mạch và giảm tuổi thọ sản phẩm. Đặc biệt, tình trạng hơi nước đọng trong thiết bị có thể gây chập mạch, thậm chí dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm trong gia đình.
Mùa nồm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính (Nguồn: Sưu tầm)
Ảnh hưởng đến đồ nội thất
Thời tiết nồm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng như ruồi, muỗi, mối mọt phát triển mạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đồ nội thất mà còn tác động tiêu cực đến các ngành nghề liên quan như xây dựng và trang trí nội thất.
Nồm ẩm gây ra nấm mốc, ảnh hưởng đến các nội thất trong gia đình (Nguồn: Sưu tầm)
Cách khắc phục hiện tượng nồm ẩm
Đóng kín nhà
Nhiều người lầm tưởng rằng mở cửa giúp nhà thông thoáng và giảm hơi ẩm. Tuy nhiên, gió ẩm từ bên ngoài tràn vào chỉ khiến nhà thêm ướt. Vì vậy, hãy đóng kín cửa để hạn chế khí ẩm xâm nhập, giúp nền nhà khô ráo hơn.
Đóng kín cửa nhà tránh gió nồm vào nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Lau nhà bằng giẻ khô
Chỉ nên lau nhà bằng giẻ khô sạch trong những ngày nồm để hạn chế ẩm ướt cho ngôi nhà. Việc lau nhà bằng nước hoặc khăn ẩm sẽ khiến hiện tượng nồm ẩm trở nên nghiêm trọng hơn.
Lau sàn nhà và đồ vật bằng giẻ khô sạch (Nguồn: Sưu tầm)
Không bật quạt
Bật quạt có thể làm hơi ẩm lan rộng, khiến nhà càng ướt hơn. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng quạt để hong khô nhà trong thời tiết nồm.
Không bật quạt để hạn chế hơi ẩm lan rộng (Nguồn: Sưu tầm)
Dùng máy hút ẩm
Máy hút ẩm là giải pháp hiệu quả nhất để giữ không gian khô thoáng, ngăn ngừa hơi nước đọng lại. Khi chọn máy, nên ưu tiên sản phẩm có tính năng tự động điều chỉnh độ ẩm, lọc không khí và loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.
Sử dụng máy hút ẩm giúp duy trì độ ẩm cho căn nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Bật điều hòa ở chế độ “Dry”
Chế độ “Dry” trên điều hòa giúp giảm độ ẩm trong không khí bằng cách ngưng tụ hơi nước, hoạt động tương tự như máy hút ẩm, giúp không gian trở nên khô thoáng hơn.
Bật điều hòa ở chế độ Dry giúp giảm độ ẩm trong nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Đốt nến thơm hoặc dùng tinh dầu
Nến thơm và tinh dầu không chỉ mang lại hương thơm dễ chịu mà còn giúp khử mùi ẩm mốc do trời nồm, giữ cho không gian sống luôn thoáng đãng.
Dùng nến thơm giúp khử mùi ẩm mốc cho ngôi nhà của bạn (Nguồn: Sưu tầm)
Bật thiết bị điện tử ở chế độ chờ
Độ ẩm cao có thể khiến nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào linh kiện điện tử, gây hư hỏng đồ dùng. Bật thiết bị ở chế độ chờ giúp làm nóng bề mặt, hạn chế đọng nước và bảo vệ thiết bị tốt hơn.
Bật các thiết bị ở chế độ chờ tránh hư hỏng (Nguồn: Sưu tầm)
Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về nồm ẩm cũng như cách khắc phục cho các gia đình khi vào mùa nồm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình hạn chế được tình trạng này.