Mỏi mắt

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Mỏi mắt là tình trạng gì? 2 Triệu chứng 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mỏi mắt là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân 3.1 Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mỏi mắt? 4 Nguy cơ […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Mỏi mắt

Tìm hiểu chung

Mỏi mắt là tình trạng gì?

Mỏi mắt hay nhức mỏi mắt là tình trạng phổ biến, xảy ra khi mắt phải làm việc với cường độ cao, chẳng hạn như đọc sách quá lâu, lái xe đường dài, nhìn lâu vào màn hình máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Mỏi mắt có thể gây phiền nhiễu, nhưng tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất nếu bạn thư giãn mắt hoặc thực hiện một số bước làm mắt giảm mệt mỏi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mỏi mắt là gì?

Một số triệu chứng nhức mỏi mắt bao gồm:

  • Mắt đau hoặc kích thích;
  • Khó tập trung;
  • Mắt khô hoặc chảy nước;
  • Mắt mờ hoặc nhìn thấy hai hình;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Cổ, vai hoặc lưng đau.

Bên cạnh đó, mỏi mắt không gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc kéo dài, nhưng có thể nặng hơn, gây khó chịu và khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ quan tâm nào về các triệu chứng, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mỏi mắt?

Bất cứ hoạt động nào đòi hỏi mắt phải hoạt động nhiều đều có thể gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Đọc hiểu;
  • Viết;
  • Lái xe;
  • Tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc nhíu mày để nhìn trong ánh sáng mờ.

Một trong các nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt là nhìn lâu vào các thiết bị điện tử, ví dụ như:

  • Màn hình máy tính;
  • Điện thoại cảm ứng;
  • Trò chơi điện tử.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng mỏi mắt?

Những người phải nhìn trong khoảng thời gian dài và không hợp lí sẽ có nguy cơ cao nhức mỏi mắt.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng mỏi mắt?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về yếu tố có thể gây ra các triệu chứng. Bạn sẽ được khám mắt, bao gồm khám thị lực.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng mỏi mắt?

Nhìn chung, bạn cần thay đổi các thói quen hàng ngày hoặc môi trường để điều trị tình trạng này. Một số người có thể cần đến các liệu pháp điều trị phần dưới mắt.

Bác sĩ cũng có thể cho bạn đeo kính với một số hoạt động cụ thể, chẳng hạn như sử dụng máy tính hoặc đọc sách, giúp giảm mỏi mắt. Bạn cũng cần thực hiện các bài tập thường xuyên để giúp mắt tập trung ở các khoảng cách khác nhau.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng mỏi mắt?

Thông thường, bạn có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu mỏi mắt bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống, bao gồm:

Điều chỉnh độ sáng: khi đọc sách hoặc xem ti vi, bạn nên đảm bảo ánh sáng ở mức dễ chịu cho mắt;

Nghỉ ngơi thường xuyên: bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20: cứ sau 20 phút, nghỉ ngơi mắt khoảng 20 giây và nhìn vào vật nào đó cách khoảng 6m;

Giữ vị trí thích hợp: sử dụng ghế có thể thay đổi vị trí hoặc điều chỉnh màn hình máy tính để đảm bảo góc nhìn tốt;

Điều chỉnh độ phân giải màn hình: đảm bảo rằng màn hình hiển thị máy tính có độ phân giải cao để giúp hình ảnh sắc nét hơn và giảm mỏi mắt;

Vệ sinh màn hình sạch sẽ: thường xuyên lau sạch bụi ở màn hình máy tính. Bụi làm giảm độ tương phản, gây chói và các vấn đề về tương phản;

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thực phẩm cho đôi mắt sáng khỏe
  • Phẫu thuật mắt LASIK
  • Những bệnh về mắt mà bạn không nên xem thường (P1)

Tags: