Mồ hôi trộm ở trẻ – Nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và thường gặp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục sớm tình trạng mồ hôi trộm ở […]

Đã cập nhật 29 tháng 5 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Mồ hôi trộm ở trẻ – Nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và thường gặp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục sớm tình trạng mồ hôi trộm ở đầu trẻ qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu - Nguyên nhân và cách xử lý

Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm. Và chúng có thể xuất hiện ngay cả khi thời tiết lạnh, mặc quần áo thoáng mát. Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu.

Vì thế, khi trẻ ngủ, đầu là nơi ra nhiều mồ hôi nhất. Cách nhận biết Mồ hôi trộm ở trẻ là mẹ có thể dựa vào các triệu chứng như: bé sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển… Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt hay gọi là dấu hiệu vành khăn.

Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ phát triển là những đối tượng dễ có thể ra mồ hôi trộm nhiều. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em được giải thích do nhiều nguyên nhân chủ yếu như:

  • Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên việc ra mồ hôi trộm ở trẻ.
  • Hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện hoặc do sự điều hòa của hệ thần kinh là nguyên nhân khách quan khiến bé hay bị mồ hôi trộm.
  • Bé được ủ ấm quá kỹ, mặc quá nhiều lớp hay ở trong môi trường phòng kín, nóng nực, không gian ngủ của trẻ kém thoáng mát.
  • Trẻ bị sốt hay mắc một số bệnh liên quan đến tim, bệnh thiếu canxi, còi xương, thần kinh cảm giác bị rối loạn, viêm phổi,…

Cách xử lý khi mồ hôi trộm ở trẻ

Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến việc ra mồ hôi trộm ở trẻ, các mẹ nên có cách xử lý phù hợp khác nhau:

Mặc quần áo rộng rãi cho bé

M nên mặc quần áo rộng, thoáng, mát mẻ cho trẻ. Đồng thời, mẹ cần tránh việc ủ ấm trẻ quá kỹ, tránh ra trời nắng để hạn chế tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở lưng hay bé đổ mồ hôi nhiều ở đầu. Khi bé đổ mồ hôi trộm, mẹ cần lấy giấy hoặc khăn khô thấm hết mồ hôi cho trẻ để tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Sau đó, tắm mát cho trẻ bằng nước ấm.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu thường bị mất nước, mất dinh dưỡng. Do vậy, trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên cho trẻ uống thêm các loại nước ép hay thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin và dễ tiêu hóa.

Không gian sống của bé nên thoáng mát, trong lành

Hãy luôn tạo môi trường, không khí thoáng mát, trong lành cho trẻ; Ví dụ như để điều hòa nhiệt độ ở mức vừa phải và phù hợp. Phòng ngủ cho bé nên rộng, thoáng. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ.

Bổ sung vitamin D cho bé

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng từ 15 – 30 phút trong khoảng thời gian 7 – 9h. Khi tắm nắng, bạn cần chú ý tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt trẻ. Nên để phần da tay, chân và bụng của trẻ tiếp xúc với ánh nắng nhiều.

Điều trị các bệnh lý liên quan

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em có thể là do một nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn như cảm lạnh hoặc cúm; hoặc do hen suyễn, dị ứng… Vì vậy, điều trị các tình trạng sức khỏe khác có thể là cách giúp kiểm soát mồ hôi trộm ở một số trẻ.

Bác sĩ nhi khoa của con bạn có thể làm các xét nghiệm. Các xét nghiệm sẽ tìm nguyên nhân cho tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Theo đó, bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy cho trẻ gặp bác sĩ nếu như trẻ có các triệu chứng của các vấn đề bệnh lý liên quan, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngáy
  • Thở mạnh
  • Thở bằng miệng
  • Thở khò khè
  • Bụng bị hút mạnh vào khi thở
  • Hụt hơi
  • Đau tai
  • Cổ cứng
  • Đầu mềm
  • Biếng ăn
  • Bị sút cân
  • Nôn mửa dữ dội
  • Tiêu chảy
  • Mồ hôi có mùi khác lạ
  • Chăm sóc y tế khẩn cấp nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn 2 ngày hoặc ngày càng nặng hơn

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng bình thường nếu trẻ vẫn phát triển tốt. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng. Ba mẹ chỉ cần quan sát xem khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu có kèm thêm các dấu hiệu bất thường nào không. Nếu có, hãy cho con đi khám và điều trị kịp thời nhé. Cleanipedia chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và tăng cường phát triển.

Xem thêm:

Mồ hôi nặng mùi

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm

Tags: