Melioidosis

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Melioidosis là bệnh gì? 1.2 Mức độ phổ biến của bệnh Melioidosis? 2 Triệu chứng 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh melioidosis? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân 3.1 Nguyên nhân nào gây ra bệnh melioidosis? 4 Nguy cơ mắc […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Melioidosis

Tìm hiểu chung

Melioidosis là bệnh gì?

Bệnh Melioidosis còn được gọi bệnh Whitmore, là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Nguyên nhân gây bệnh này là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, có thể lây lan qua tiếp xúc với nước và đất bị ô nhiễm.

Mức độ phổ biến của bệnh Melioidosis?

Đây là bệnh hiếm gặp tại hoa Kỳ, nhưng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Đông Nam Á, phía Bắc Australia và những khu vực khí hậu nhiệt đới. Bệnh Melioidosis có khả năng lây lan sang các khu vực mà nó thường không được tìm thấy. Vì lý do đó, vi khuẩn B. pseudomallei gây bệnh Melioidosis, được cho là một loại vũ khí sinh học tiềm năng.

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh melioidosis?

Các triệu chứng của bệnh melioidosis thay đổi tùy vào loại nhiễm trùng. Các loại melioidosis bao gồm phổi, mạch máu, các nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan tỏa.

Nói chung, phải mất 2-4 tuần để các triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể mất vài giờ hoặc vài năm mới xuất hiện và một số người mắc bệnh này mà không biểu hiện các triệu chứng.

Nhiễm trùng phổi

Loại melioidosis phổ biến nhất ở người là nhiễm trùng phổi. Vấn đề phổi có thể phát sinh một cách độc lập hoặc có thể là kết quả của một nhiễm trùng máu. Triệu chứng phổi có thể nhẹ, giống như viêm phế quản hoặc nghiêm trọng như viêm phổi và dẫn đến sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng là một nhiễm trùng máu nghiêm trọng có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng của nhiễm trùng phổi có thể bao gồm:

  • Ho có đờm (hỗn hợp của nước bọt và dịch nhầy từ họng) hoặc không có đờm, được gọi là ho khan
  • Đau ngực khi thở
  • Sốt cao
  • Nhức đầu và đau nhức toàn bộ cơ bắp
  • Sụt cân

Nhiễm trùng phổi melioidosis có thể giống như lao phổi vì cả hai đều dẫn đến viêm phổi, sốt cao, ra mồ hôi đêm, sụt cân, đờm có máu và mủ hoặc máu trong mô phổi. X-quang phổi với melioidosis có hoặc không có hiển thị vùng rỗng hay các hang là đặc trưng trong lao phổi.

Nhiễm trùng máu

Nếu không điều trị nhanh chóng và thích hợp, một nhiễm trùng phổi có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết còn được gọi là sốc nhiễm trùng và là hình thức nghiêm trọng nhất của melioidosis. Sốc nhiễm trùng hay xảy ra và đe dọa tính mạng.

Sốc nhiễm trùng thường xảy ra một cách nhanh chóng, mặc dù có thể phát triển chậm hơn trong một số trường hợp. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt, đặc biệt là run và đổ mồ hôi (rất nhiều)
  • Nhức đầu
  • Cổ họng đau
  • Các vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở
  • Đau bụng trên
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp và đau cơ bắp
  • Mất định hướng
  • Cấc vết loét có mủ trên da hoặc trong gan, lá lách, cơ hay tuyến tiền liệt

Những người kèm theo các tình trạng cụ thể sau có nguy cơ cao phát triển nhiễm trùng máu melioidosis:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Lạm dụng rượu
  • Bệnh gan
  • Bệnh thiếu máu do di truyền
  • Nhiễm trùng phổi mãn tính bao gồm xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và giãn phế quản
  • Ung thư hay các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch nhưng không liên quan đến HIV.

Người trên 40 tuổi cũng có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu melioidosis và phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những người trẻ.

Nhiễm trùng tại chỗ

Đây là loại melioidosis ảnh hưởng đến da và các cơ quan dưới da. Nhiễm trùng cục bộ có thể lây lan vào máu và nhiễm trùng máu có thể gây ra nhiễm trùng cục bộ. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau hoặc sưng ở một khu vực (cục bộ) như các tuyến mang tai nằm bên dưới, phía trước của tai liên quan nhiều nhất đến bệnh quai bị
  • Sốt
  • Loét hoặc áp-xe trên hoặc ngay dưới da, mới đầu biểu hiện là các nốt chắc, màu xám hoặc trắng, sau trở nên mềm dần và bị viêm giống như những vết thương gây ra do vi khuẩn.

Nhiễm trùng lan tỏa

  • Trong loại melioidosis này, các vết loét xuất hiện ở nhiều hơn một cơ quan và có hoặc không liên quan đến sốc nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Đau dạ dày hoặc ngực
  • Đau cơ hoặc đau khớp
  • Nhức đầu
  • Co giật

Các vết loét nhiễm trùng thường gặp nhất ở gan, phổi, lá lách và tuyến tiền liệt. Ít gặp nhiễm trùng xảy ra ở các khớp, xương, hạch bạch huyết hoặc não.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh melioidosis?

Người và động vật tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei có thể phát triển bệnh melioidosis. Các cách phổ biến nhất tiếp xúc trực tiếp bao gồm:

  • Hít thở bụi hoặc hơi nước bị nhiễm vi khuẩn
  • Uống nước bị ô nhiễm mà chưa được khử trùng bằng clo
  • Chạm tay hoặc chân vào đất bị ô nhiễm, đặc biệt là nếu có vết xước nhỏ trên da
  • Rất hiếm khi bệnh lây lan từ người này sang người khác và côn trùng không đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh.

Các vi khuẩn có thể sống nhiều năm trong đất và nước bị ô nhiễm.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc melioidosis?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh melioidosis như:

  • Sống ở khu vực Đông Nam Á và miền Bắc nước Úc
  • Đái tháo đường
  • Lạm dụng rượu
  • Các bệnh thận mãn tính
  • Các bệnh phổi mãn tính
  • Bệnh gan
  • Bệnh thiếu máu do di truyền
  • Tiêu thụ Kava
  • Ung thư hay cách tình trạng ức chế miễn dịch khác không liên quan đến HIV
  • Bệnh phổi mãn tính (như xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và giãn phế quản).

Các yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần mắc bệnh melioidosis bao gồm liệu pháp steroid và các thuốc ức chế miễn dịch, bệnh thấp tim, suy tim sung huyết, bệnh hemosiderosis phổi, bệnh u hạt mãn tính và bệnh lao.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán melioidosis?

Melioidosis có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và có thể giống nhiều bệnh khác. Đó là lý do tại sao đôi khi bệnh được gọi là “kẻ bắt chước tuyệt vời”. Tuy nhiên, một chẩn đoán sai có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn vàng. Để làm điều này, bác sĩ lấy mẫu từ máu, đờm, mủ, nước tiểu, chất lỏng hoạt dịch (tìm thấy giữa các khớp), dịch ổ bụng (tìm thấy trong khoang bụng), hoặc dịch màng ngoài tim (tìm thấy xung quanh tim) của bệnh nhân. Mẫu này được đưa vào một môi trường nuôi cấy như thạch để cho các vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nuôi cấy vi khuẩn không phải lúc nào cũng thành công trong tất cả các trường hợp mắc bệnh melioidosis.

Đôi khi trong quá trình bùng phát dịch, các chuyên gia lấy mẫu từ đất hoặc nước để xét nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị melioidosis?

Điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào loại melioidosis.

Giai đoạn đầu điều trị cho melioidosis tối thiểu từ 10–14 ngày sau một liệu trình kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài tám tuần. Các bác sĩ có thể kê toa một trong hai thuốc:

  • Ceftazidime (fortaz, tazicef), mỗi sáu đến tám giờ
  • Meropenem (Merrem), mỗi tám giờ

Giai đoạn thứ hai của điều trị là 3–6 tháng với một trong hai loại thuốc kháng sinh:

  • Sulfamethoxazole-trimethoprim (bactrim, septra, sulfatrim) uống mỗi 12 giờ
  • Doxycycline (adoxa, alodox, avidoxy, doryx, monodox) uống mỗi 12 giờ

Tái phát không xảy ra thường xuyên. Chúng thường xảy ra ở những người không hoàn thành toàn bộ liệu trình điều trị thuốc kháng sinh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý melioidosis?

Không có vắc-xin để ngăn chặn melioidosis cho người, mặc dù chúng đang được nghiên cứu.

Tuy nhiên, những người sống trong hoặc du lịch đến khu vực mà bệnh melioidosis là phổ biến nên có những hành động để ngăn chặn nhiễm trùng:

  • Mang giày không thấm nước và găng tay khi làm việc tiếp xúc với đất hoặc nước.
  • Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu bạn có vết thương hở, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính.
  • Hãy thận trọng để tránh tiếp xúc vi khuẩn khi hít thở trong thời tiết khắc nghiệt.
  • Nhân viên y tế nên đeo mặt nạ, găng tay và áo choàng khi làm việc.
  • Những người chế biến và cắt thịt nên đeo găng tay và thường xuyên khử trùng dao.
  • Nếu uống các sản phẩm sữa, hãy chắc chắn là sữa đã được tiệt trùng.
  • Hãy sàng lọc bệnh melioidosis nếu bạn sắp bắt đầu liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 thực phẩm gây nguy cơ ung thư phổi chẳng kém thuốc lá
  • Tại sao phụ nữ không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi?
  • Dùng chất nhờn giun đất điều trị ung thư phổi

Tags: