Mất thị lực

Mục lục 1 Tìm hiểu về mất thị lực 1.1 Mất thị lực là tình trạng gì? 2 Triệu chứng mất thị lực 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng mất thị lực là gì? 3 Nguyên nhân mất thị lực 3.1 Nguyên nhân nào gây mất thị lực? 4 Chẩn đoán và điều trị […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Mất thị lực

Tìm hiểu về mất thị lực

Mất thị lực là tình trạng gì?

Mất thị lực là mất khả năng nhìn thấy mọi vật rõ ràng. Các phương pháp điều chỉnh thị lực bao gồm kính mắt, kính áp tròng, kính nhân tạo vĩnh viễn hoặc phẫu thuật mắt. Mất thị lực có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột. Bạn có thể bị mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn.

Triệu chứng mất thị lực

Những dấu hiệu và triệu chứng mất thị lực là gì?

Bạn có thể có vấn đề về thị lực nếu gặp rắc rối với các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đọc thư, xem tivi, ký tên, thanh toán hóa đơn hoặc leo cầu thang. Bạn cũng có thể khó nhận ra mọi người và phải nheo mắt rất nhiều để nhìn rõ mọi thứ.

Nguyên nhân mất thị lực

Nguyên nhân nào gây mất thị lực?

Thay đổi tầm nhìn, chẳng hạn như cố tập trung nhìn vào các vật thể gần, là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Ngoài ra, các nguyên nhân chính gây mất thị lực ở những người trên 40 tuổi là:

  • Thoái hóa điểm vàng. Tình trạng này được gây ra bởi những thay đổi trong hoàng điểm. Hoàng điểm giúp bạn nhìn mọi vật rõ ràng, sắc nét.
  • Bệnh tăng nhãn áp. Bệnh này thường do áp lực cao từ dịch bên trong mắt gây ra.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh này ảnh hưởng đến những người mắc tiểu đường, xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong mắt.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây mất thị lực bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và thay đổi thị lực liên quan đến một số bệnh.

Chẩn đoán và điều trị mất thị lực

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán mất thị lực?

Bạn có thể không nhận ra rằng thị lực của mình đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh tiến triển dần dần. Những người thân thiết nhất của bạn có thể nhận thấy sự thay đổi này.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu thị lực ngăn bạn thực hiện các hoạt động bình thường. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và bệnh sử của bạn. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về bệnh, bao gồm thời gian xuất hiện mất thị lực và kéo dài trong bao lâu. Sau đó, họ sẽ kiểm tra mắt bạn để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, sự xuất hiện và biến mất của các cơn đau có thể giúp bác sĩ thu hẹp các nguyên nhân gây mất thị lực.

Nếu bạn chỉ bị mất thị lực trong thời gian rất ngắn, nguyên nhân có thể là do cơn thiếu máu não thoáng qua và chứng đau nửa đầu ở mắt. Bạn cũng cần làm một số xét nghiệm để giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán, bao gồm:

  • Siêu âm: được thực hiện nếu bác sĩ không nhìn thấy rõ võng mạc trong khi kiểm tra đáy mắt.
  • Chụp MRI có Gadolinium: phương pháp này được dùng cho một số người bị đau mắt, sưng dây thần kinh thị giác và có các triệu chứng khác.
  • Tốc độ máu lắng hay tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và xét nghiệm CRP (xét nghiệm máu đo gián tiếp tình trạng viêm trong cơ thể): thường được thực hiện ở những người trên 50 tuổi bị đau đầu.

Những phương pháp nào giúp điều trị mất thị lực?

Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị rối loạn gây mất thị lực càng nhanh càng tốt, mặc dù điều trị có thể không thể cứu hoặc phục hồi thị lực. Tuy nhiên, điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực ở bên mắt còn lại.

Có nhiều thiết bị chuyên dụng có thể giúp bạn nhìn thấy khi thị lực dần suy yếu, như kính mắt, kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu làm phẫu thuật.

Trong một số trường hợp hiếm, mất thị lực không thể điều trị được, có thể khiến bạn bị mù. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của bạn.

Phòng ngừa mất thị lực

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa mất thị lực?

Mất thị lực có thể được ngăn chặn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ như bạn có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể bằng cách đeo kính râm phân cực khi ở bên ngoài. Tuy nhiên, bạn thường không thể ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến tuổi tác. 

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: