Điểm danh 5 lí do khiến khô môi nứt nẻ mà bạn không ngờ tới

Đôi môi khô nứt nẻ, bề mặt môi bị tróc vảy sần sùi khiến cho son không thể bám vào và bị vón cục, mau trôi. Muốn môi căng mọng chị em phải khắc phục ngay những lý do khiến khô môi ngay sau đây! Mục lục 1 #1 Lười uống nước 2 #2 Thường […]

Đã cập nhật 5 tháng 5 năm 2018

Bởi TopOnMedia

Điểm danh 5 lí do khiến khô môi nứt nẻ mà bạn không ngờ tới

khô môi
Đôi môi khô nứt nẻ, bề mặt môi bị tróc vảy sần sùi khiến cho son không thể bám vào và bị vón cục, mau trôi. Muốn môi căng mọng chị em phải khắc phục ngay những lý do khiến khô môi ngay sau đây!

#1 Lười uống nước

Ở môi không có tuyến tiết dầu như trên da, độ ẩm của môi chủ yếu được cung cấp thông qua lượng nước bên trong cơ thể. Vì vậy khi bạn lười uống nước, cơ thể thiếu nước dẫn đến đôi môi cũng bị ảnh hưởng, môi khô nhanh.
Đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô môi rất dễ bị nứt nẻ và bong ra.  Để hạn chế được nguy cơ khô môi nên uống đầy đủ 2 lít nước vào mỗi ngày, trong điều kiện thời tiết thay đổi nên bổ sung nước nhiều hơn.
khô môi

#2 Thường xuyên liếm môi

Theo các chuyên gia, bác sĩ trong nước bọt có chứa chất amylase – một loại men tinh bột. Khi liếm môi một lớp màng mỏng của chất này được ra ra bao phủ bề mặt mang đến cảm giác môi mềm hơn. Tuy nhiên khi chất amylase tiếp xúc với không khí chất này sẽ gây khô, ráp môi.
Càng liếm môi thì môi lại càng khô mà bạn không hề ngờ được lý do tại sao. Vì vậy, khi môi có dấu hiệu khô, tốt nhất hãy sử dụng son dưỡng môi, tích cực uống nước đầy đủ để lấy lại đôi môi căng mọng như trước.
khô môi

#3 Thiếu vitamin

Vitamin không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da, tóc mà còn cả với đôi môi, đặc biệt là loại vitamin B1, B2. Trong điều kiện cơ thể bị thiếu hụt vitamin B nghiêm trọng, đôi môi chính là dấu hiệu thông báo đầu tiên và rõ nhất.
Thiếu vitamin B2 môi bị khô, bong tróc thành từng lớp vảy sừng  có thể gây tổn thương và chảy máu vùng môi. Để điều trị khô môi do nguyên nhân này, bạn gái nên ăn bổ sung vitamin B2 bằng cách ăn các thực phẩm làm đẹp da như táo, sung, chuối cùng các thực phẩm như thịt, trứng, các hạt ngũ cốc.
khô môi

#4 Kem đánh răng

Kem đánh răng có lợi ích làm trắng răng, nhưng bên trong một số loại có chứa chất sodium lauryl sulfate. Chất này có tác dụng “tẩy” nên khi tiếp xúc với phần da mềm mỏng ở đôi môi sẽ gây nên phản ứng môi khô nứt.
Với nguyên nhân này thì cách khắc phục là nên lựa chọn các loại kem đánh trắng an toàn không chứa thành phần trên, khi đánh răng cũng hạn chế để bọt kem tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với đôi môi.
khô môi

#5 Axit trong trái cây

Loại axit chính trong họ trái cây cam, quýt, bưởi, chanh có tác dụng tẩy nên rất dễ gây khô môi. Trong trường hợp bạn ăn quá nhiều những loại trái cây này lâu dần đôi môi sẽ thiếu sức sống, kém xinh.
Cách ăn trái cây này thông minh là uống nước hoặc tách tép ăn để tránh axit trong trái cây tác động trực tiếp lên đôi môi. Đặc biệt là những ai môi dễ bị kích ứng, mỏng và yếu.
khô môi
Đôi môi khô nứt nẻ là nỗi sợ hãi của hầu hết các bạn gái, không chỉ “hãm hại” đến màu son yêu thích mà còn khiến cho bạn trông nhợt nhạt, kém xinh. Để bảo vệ vẻ đẹp cho đôi môi, hãy loại bỏ ngay những thói quen xấu, tích cực tẩy tế bào chết môi và dưỡng môi, cấp ẩm cho da đôi môi nhé các nàng.