Lồng ruột ở người lớn

Lồng ruột là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhưng vẫn xảy ra ở người lớn. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là 90% trong khi chỉ có 2–5% người lớn bị lồng ruột. Khác với trẻ em, nguyên nhân gây ra lồng ruột ở người lớn rất rõ ràng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lồng ruột ở người lớn.

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Lồng ruột ở người lớn

Lồng ruột là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhưng vẫn xảy ra ở người lớn. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là 90% trong khi chỉ có 2–5% người lớn bị lồng ruột. Khác với trẻ em, nguyên nhân gây ra lồng ruột ở người lớn rất rõ ràng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lồng ruột ở người lớn.

Tìm hiểu chung

Bệnh lồng ruột ở người lớn là gì?

Lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng khi một phần ruột trượt vào một phần khác của ruột. Khối ruột lồng này thường cản trở sự lưu thông của thức ăn và dịch trong đường tiêu hóa. Lồng ruột cũng làm tắc nghẽn quá trình cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng, điều này có thể dẫn đến thủng ruột, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm độc và gây hoại tử ruột.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lồng ruột ở người lớn?

Vì bệnh lồng ruột ở người lớn hiếm gặp và các triệu chứng của bệnh này thường tương tự như các triệu chứng của các rối loạn khác, nên việc chẩn đoán bệnh đôi khi khá khó khăn. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng từng đợt. Có thể có nôn hoặc buồn nôn. Bệnh nhân đôi khi có các triệu chứng vài tuần rồi mới đi gặp bác sĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hay có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lồng ruột ở người lớn?

Ruột có hình ống dài. Khi bị lồng ruột, một phần ruột, thường là ruột non, trượt vào phần khác của ruột. Tình trạng này đôi khi được ví như kính viễn vọng vì nó tương tự như kính viễn vọng có nhiều phần gấp trượt lên nhau.

Trong vài trường hợp, khối lồng gây ra do sự tăng trưởng bất thường trong ruột, như bướu nhỏ hay khối u (gọi là điểm khởi phát). Nhu động bình thường của ruột tác động lên điểm này, kéo và nhồi phần ruột này vào trong phần ruột phía trước. Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Lồng ruột ở người lớn thường là hậu quả của các tình trạng hay thủ thuật y khoa như:

  • Bướu nhỏ hay khối u
  • Mô sẹo, như trong dính ruột
  • Sau phẫu thuật giảm cân (cắt dạ dày) hoặc các phẫu thuật ở đường ruột khác
  • Tình trạng viêm do các tình trạng sức khỏe như bệnh Crohn gây ra.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh lồng ruột người lớn?

Bệnh lồng ruột ở người lớn rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5%. Cả hai giới đều có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nam có vẻ nhiều hơn nữ. Tất cả các chủng tộc đều có nguy cơ bị bệnh này. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở người lớn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở người lớn như:

  • Đã từng bị lồng ruột trước đây
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh này.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lồng ruột ở người lớn?

Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh này gồm:

  • Siêu âm và chẩn đoán hình ảnh ổ bụng. Chụp siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể cho thấy vùng ruột bị tắc nghẽn gây ra do lồng ruột. Hình ảnh đặc hiệu “vùng trung tâm rõ nét” đại diện cho phần ruột bị cuộn trong phần ruột khác. Hình ảnh ổ bụng cũng có thể cho thấy ruột có bị rách hay thủng không.
  • Bơm hơi hay thụt baryte. Bơm hơi hay thụt baryte là phương pháp giúp hình ảnh ruột rõ nét hơn. Trong quá trình này, bác sĩ  sẽ bơm khí hay đưa dung dịch baryte vào trực tràng qua đường hậu môn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lồng ruột ở người lớn?

Điều trị bệnh lồng ruột hay xảy ra như một cấp cứu y khoa. Điều trị cấp cứu lồng ruột nhằm ngăn chặn mất nước quá mức và sốc, cũng như phòng ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng.

Thông thường, lồng ruột ở người lớn có phần ruột bị lồng lớn, nên việc phẫu thuật là cần thiết. Không giống như lồng ruột ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ không chọn bơm khí hay thụt dung dịch baryte để điều trị. Mục tiêu là loại bỏ tắc  nghẽn trong ruột cũng như thay thế và giảm thiểu các thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tháo gỡ vùng ruột bị lồng, loại trừ tắc nghẽn và loại bỏ tất cả các phần ruột bị chết. Phẫu thuật ngoại khoa là điều trị chính cho người lớn và những người bị bệnh cấp tính.

Một vài trường hợp, lồng ruột chỉ xảy ra tạm thời và tự khỏi mà không cần điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lồng ruột ở người lớn?

Lồng ruột là bệnh khó phòng ngừa, vì nó có thể gây ra do một tình trạng bệnh lý trước đó. Nếu các tình trạng thứ phát và có cơ sở được xác định thì các phương pháp chăm sóc và điều trị (nếu cần thiết) phải được thực hiện để phòng ngừa tắc ruột toàn bộ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: