Loạn dưỡng mỡ

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Loạn dưỡng mỡ là bệnh gì? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng mỡ? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân nào gây ra loạn dưỡng mỡ? 4 Nguy cơ mắc […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Loạn dưỡng mỡ

Tìm hiểu chung

Loạn dưỡng mỡ là bệnh gì?

Loạn dưỡng mỡ xảy ra khi có vấn đề về cách cơ thể tiêu thụ và dự trữ chất béo. Bệnh này không phải là bệnh bẩm sinh. Loạn dưỡng mỡ thường ảnh hưởng đến mỡ dưới da khiến ngoại hình thay đổi. Loạn dưỡng mỡ cũng có thể gây ra những thay đổi khác trong cơ thể.

Một số người nhiễm HIV cũng mắc chứng loạn dưỡng mỡ. Nguyên nhân có thể do các loại thuốc họ đang sử dụng.

Một số kiểu loạn dưỡng mỡ bao gồm:

  • Loạn dưỡng mỡ toàn thân hay còn gọi là hội chứng Lawrence;
  • Loạn dưỡng mỡ một phần, còn được gọi là loạn dưỡng mỡ tiến triển hoặc hội chứng Barraquer-Simons;
  • Loạn dưỡng mỡ cục bộ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng mỡ?

Tất cả các loại loạn dưỡng mỡ đều gây tiêu hao chất béo của cơ thể. Tình trạng của mỗi người khác nhau.

Loạn dưỡng mỡ thường đi kèm với các triệu chứng sau:

Loạn dưỡng mỡ toàn thân:

  • Tiêu mỡ dưới da trên khắp cơ thể bao gồm cả những khu vực mặt, cánh tay, chân, lòng bàn tay và đôi khi lòng bàn chân. Người bệnh có thể trông rất rắn chắc và bạn sẽ có thể nhìn thấy tĩnh mạch dưới da;
  • Trẻ em bị loạn dưỡng mỡ toàn thân thường đói và phát triển nhanh;
  • Phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Loạn dưỡng mỡ một phần: chỉ ảnh hưởng đến phần thân trên, ở cả hai bên, thường bắt đầu từ mặt và di chuyển đến cổ, tay và ngực.

Loạn dưỡng mỡ cục bộ: trên da xuất hiện một vết như vết bẩn, dù da trông có vẻ khỏe. Vết này có thể thay đổi, có thể xuất hiện ở một chỗ hoặc nhiều chỗ và có thể gây đau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa chứng loạn dưỡng mỡ diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra loạn dưỡng mỡ?

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng loạn dưỡng mỡ, nhưng một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân:

  • Các bệnh nhiễm trùng như sởi, viêm phổi, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc viêm gan;
  • Bệnh tự miễn;
  • Tiêm hoặc tạo áp lực nhiều lần vào cùng một vị trí trên cơ thể;
  • Chấn thương.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng loạn dưỡng mỡ?

Chứng loạn dưỡng mỡ toàn thân thường xuất hiện ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải. Chứng loạn dưỡng mỡ một phần thường bắt đầu ở độ tuổi từ 8-10. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng đến các bé gái nhiều gấp 3 lần các bé trai, khiến bệnh nhân bị tiêu mỡ ở mặt, trông như bị bệnh và già hơn tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc loạn dưỡng mỡ?

Bạn nguy cơ mắc chứng loạn dưỡng mỡ nếu bạn sử dụng một số loại thuốc hoặc có các phản ứng tự miễn hay các cơ chế không rõ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán loạn dưỡng mỡ?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng mắc chứng loạn dưỡng mỡ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám tổng quát để chẩn đoán tình trạng của bạn.

Các xét nghiệm sau có thể giúp bác sĩ chẩn đoán:

  • Sinh thiết da: bác sĩ sẽ lấy một miếng da nhỏ và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi;
  • Đo độ dày da;
  • Chụp X-quang để đo mật độ khoáng xương;
  • MRI toàn bộ cơ thể (chụp cộng hưởng từ) sử dụng từ trường và sóng radio mạnh để tạo ra hình ảnh hiển thị mô mỡ;
  • Xét nghiệm máu;
  • Kiểm tra nước tiểu để kiểm tra các vấn đề về thận.

Những phương pháp nào dùng để điều trị loạn dưỡng mỡ?

Vì bạn không thể bổ sung lượng mỡ bị mất trong cơ thể, mục tiêu là tránh các biến chứng của bệnh. Bạn nên rèn luyện lối sống.

Bệnh nhân bị loạn dưỡng mỡ nên có chế độ ăn ít chất béo. Tuy nhiên, trẻ em vẫn cần một lượng đủ calo và dinh dưỡng để phát triển tốt. Tập thể dục sẽ giúp trẻ khỏe mạnh. Hoạt động thể chất sẽ làm giảm lượng đường trong máu và có thể giúp chất béo không tích tụ gây nguy hiểm.

Người bị loạn dưỡng mỡ toàn thân có thể được tiêm metreleptin (Myalept®) để bổ sung leptin bị thiếu và giúp ngăn ngừa các bệnh khác. Statin và các axit béo omega-3 có ở một số loài cá cũng có thể giúp kiểm soát cholesterol và triglyceride.

Nếu con bạn mắc bệnh tiểu đường, bé cần được dùng insulin hoặc các thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của loạn dưỡng mỡ?

Theo thời gian, những người bị loạn dưỡng mỡ toàn thân có thể tiêu mất hầu hết hoặc tất cả lượng mỡ trong cơ thể họ. Còn chứng loạn dưỡng mỡ một phần thường chấm dứt sau vài năm.

Nói chung, càng tiêu nhiều mỡ thì tình trạng càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người bị loạn dưỡng mỡ vẫn sống lạc quan, tích cực.

Bạn cần theo những chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ để tránh các biến chứng.

Chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp bạn điều trị bệnh này một cách đáng kể.

Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên và duy trì vóc dáng cân đối cũng là một cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: