Liệu Bitcoin có thể thay thế vai trò lưu giữ giá trị của Vàng?

Theo Albert Einstein, thời gian tồn tại để mọi việc không diễn ra cùng một lúc. Nếu nhà bác học còn tại thế thì hẳn ông sẽ phải suy nghĩ lại về nhận định trên. Năm ngoái, thị trường tài chính hứng chịu một cú sụt giá trầm trọng bậc nhất, sau đó lại khôi […]

Đã cập nhật 11 tháng 1 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Liệu Bitcoin có thể thay thế vai trò lưu giữ giá trị của Vàng?
  1. Theo Albert Einstein, thời gian tồn tại để mọi việc không diễn ra cùng một lúc.

    Nếu nhà bác học còn tại thế thì hẳn ông sẽ phải suy nghĩ lại về nhận định trên. Năm ngoái, thị trường tài chính hứng chịu một cú sụt giá trầm trọng bậc nhất, sau đó lại khôi phục vô cùng nhanh chóng.

    Dù thế giới vẫn nơm nớp trước nguy cơ của đại dịch, giá tài sản, hàng hóa và các công cụ tài chính đã tiếp đà tăng vọt nhờ các gói cứu trợ từ chính quyền.

    Giá càng phất thì chuyên gia càng đinh ninh rằng giá sắp sụp đổ.

    Mọi thứ bùng nổ. Bất động sản, cổ phiếu, kim loại, nông sản; mọi hàng hóa trên đời, ngoại trừ các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ vốn đã sụp đổ từ đỉnh giá hồi tháng 2 và tháng 3. Một ngoại lệ khác là vàng, tài sản lưu giữ giá trị quen thuộc vào thời buổi bất ổn.

    Dù thế, bùng nổ nhất phải nói đến tiền mã hóa. Trong năm qua, theo đà của BTC, tiền mã hóa tăng cao chót vót dù các cơ quan quản lý tiền tệ không ngừng cảnh báo tiền mã hóa có tính đầu cơ cao và dính dáng đến giao dịch trái phép, đồng thời liên tục thắt chặt quy định.

    Trước đó, tiền mã hóa vẫn bị hầu hết tổ chức “hắt hủi”. Mới đây, một số tổ chức tỏ ra hào hứng nhờ có cái nhìn mới mẻ về Bitcoin và một loạt các coin khác, một số thì miễn cưỡng chấp nhận. Đằng nào thì đầu tư vẫn có cơ hội kiếm lãi.

    Nhưng nhu cầu hay động lực của đợt tăng giá vừa qua đến từ các hộ gia đình bình thường quyết tâm dấn thân vào lĩnh vực đang nổi này nhằm kiếm lời.

    RiseGiá btc tăng vọt từ đầu năm 2021. Nguồn: Coindesk

    Tại sao không ai muốn thanh toán bằng BTC

    Laszlo Hanyacz từng khuấy động internet vì một “lỗi lầm” bất đắc dĩ. Hồi 2010, Laszlo mua hai chiếc pizza từ một cửa hàng pizza ở Jacksonville, Florida và thanh toán bằng BTC, đây là lần đầu BTC được dùng làm phương tiện thanh toán.

    Chỉ hành động đó đã đủ để Laszlo được ghi tên vào sử sách. Nhưng anh không chỉ được biến đến là một người tiên phong trong ngành. Hồi đó, Laszlo đã chi tới 10.000 BTC để mua pizza. Tính theo đô la Úc thì số coin đó hiện có giá 753.510.000 đô la.

    Hi vọng rằng anh ấy mua một chiếc cỡ lớn hay ít ra là được tặng kèm thêm món.

    Tình huống dở khóc dở cười của Laszlo được coi là nguyên nhân lớn nhất khiến người ta ngần ngại thanh toán bằng BTC.

    Người tiêu dùng không muốn chi BTC vì sợ sẽ rơi vào tình cảnh như Laszlo. Các thương gia thì do dự vì thấy BTC biến động quá mạnh.

    Phương tiện trao đổi hay tài sản lưu giữ giá trị?

    Elon Musk là một trong những nhân vật đẩy giá tăng. Hồi tháng 2, ông tuyên bố công ty ô tô điện Tesla sẽ chấp nhận thanh toán bằng BTC.

    Tesla còn đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ vào BTC. Theo báo cáo trình lên Sở giao dịch chứng khoán New York vào tuần trước, khoản đầu tư đó hiện trị giá 2,48 tỷ USD.

    Vai trò là một đối tượng đầu tư hay tài sản lưu giữ giá trị của tiền mã hóa ngày càng nổi bật trước làn sóng đầu tư của các tổ chức lớn.

    Hai công ty dịch vụ thanh toán lớn Paypal và Square đang nghiên cứu BTC với tư cách là phương thức thanh toán và đối tượng đầu tư, Twitter thì cân nhắc đổ vốn vào BTC.

    Theo xu thế đó, Bank of New York Mellon cũng lập một bộ phận chuyên về tiền mã hóa, còn JP Morgan cũng dấn thân vào ngành này theo nhu cầu của khách hàng.

    Bấy lâu nay, phe ủng hộ tiền điện tử vẫn suy đoán rằng tiền pháp định hay hệ thống tiền tệ của chính phủ sẽ sụp đổ. Theo họ, internet và tiền tiện tử sẽ làm suy giảm vai trò của các phương thức thanh toán truyền thống và mạng lưới các ngân hàng trung ương vốn đang kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu.

    Chắc chắn xu thế này sẽ cải tiến phương thức thanh toán hiện giờ. Dù thế, các ngân hàng trung ương và chính phủ có vẻ sẽ thích ứng thay vì bị đào thải.

    Vàng dần mất đi chỗ đứng

    Cách đây đúng 50 năm, vàng không còn là nền tảng chính thức cho tiền tệ toàn cầu.

    Hàng ngàn năm trước đó, vàng được coi là phương tiện trao đổi, tiền tệ và tài sản lưu giữ giá trị. Tới Thế chiến thứ hai, tiền tệ của hầu hết các nước được quy thành vàng. Chiến tranh làm đảo lộn tất cả và cuối cùng, hệ thống Bretton Woods ra đời.

    Đồng đô la Mỹ trở thành chuẩn để định giá các loại tiền tệ khác. Dù thế, vàng vẫn là nền tảng khi USD được quy thành $35/ounce.

    Năm 1971, tổng thống Mỹ Richard Nixon kêu gọi chấm dứt hệ thống trên và bỏ chế độ bản vị vàng do lạm phát leo thang sau thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ.

    Nhưng vàng vẫn được săn đón. Các ngân hàng vẫn trữ lượng lớn vàng và củng cố vị thế nền tảng đó. Cứ hễ có lạm phát hoặc bất ổn chính trị – kinh tế là vàng lại lên giá.

    Vàng luôn là tài sản lưu giữ giá trị tối thượng.

    Tại sao? Vì vàng vừa hiếm, vừa đẹp. Cấu trúc phân tử hiếm của vàng cũng rất ổn định. Vậy nên vàng rất hữu dụng trong lĩnh vực trang sức và ứng dụng Công Nghiệp cao cấp như điện tử.

    Liệu tiền mã hóa có thể “soán ngôi” vàng?

    BTC giống nhau đến lạ.

    Cả hai đều rất hiếm. Tổng nguồn cung BTC chỉ có 21 triệu. Định kỳ, tốc độ đào sẽ chậm lại và coin cuối cùng dự kiến sẽ xuất hiện vào năm 2140.

    Tương tự, việc đào coin ngày càng gian nan và tốn kém, bởi “đúc” coin tiêu tốn lượng lớn năng lượng. Bởi thế mà BTC bị chỉ trích về tác động với môi trường.

    Giá BTC khác vàng ở bản chất ảo. BTC không hiện hữu và chỉ có thể làm phương tiện trao đổi.

    Với sổ cái Blockchain, dữ liệu được lưu trữ phi tập trung để tránh bị kiểm soát hay thao túng.

    Ứng dụng của blockchain phong phú hơn nhiều. Nhiều ngành như ô tô, dịch vụ tài chính, bỏ phiếu, thăm dò ý kiến và cả chăm sóc sức khỏe đang chuẩn bị ứng dụng Blockchain.

    Các loại coin không chỉ giống nhau ở nền tảng Blockchain. Vài tháng qua, nhiều coin như ETH, XRP hay Dogecoin, nhảy vọt nhờ đà tăng của BTC.

    PeakGiá vàng đạt đỉnh vào tháng 8/2020 rồi sụt giảm. Nguồn: Goldprice.org

    Còn vàng thì sụt khá nhiều từ đỉnh giá hồi tháng 8/2020. Màn biến động của trái phiếu toàn cầu hồi tháng 2-3/2021 cũng không đẩy được giá vàng. Thường thì lo ngại về lạm phát toàn cầu sẽ khiến giá trái phiếu chính phủ tăng và kéo giá vàng tăng theo.

    Tuy vậy, giá vàng năm 2020 không xảy ra đột biến. Giá tiến theo đà từ tháng 1 khi dịch COVID-19 nổ ra.

    BTC thì lao dốc khi cổ phiếu và nhiều tài sản rủi ro rớt giá. Mãi đến khi vắc-xin xuất hiện và và kết quả bầu cử hoa Kỳ đẩy giá chứng khoán toàn cầu thì BTC mới tăng.

    Có lẽ, sau này tiền mã hóa sẽ soán ngôi được vàng, hay trở thành tiền tệ trên internet để đảm bảo tính an toàn và bảo mật khi giao dịch.

    Theo biến động giá, tiền mã hóa vẫn mang tính đầu cơ, biến động và rủi ro. Nhưng thời của tiền mã hóa có lẽ đang tới rất gần.

    Hi vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn tìm ra chiến lược đầu tư thông minh cho chính mình. Hãy trải nghiệm mua bán tiền điện tử ngay trên sàn Remitano thông qua kênh giao dịch P2PSWAP và đầu tư Invest ngay hôm nay để bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Và đừng quên đào RENEC mỗi ngày nhé.

    Nguồn: Liệu Bitcoin có thể thay thế vai trò lưu giữ giá trị của Vàng? (remitano.com).