Leflunomide

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Tác dụng của thuốc leflunomide là gì? 1.2 Bạn nên dùng thuốc leflunomide như thế nào? 1.3 Bạn nên bảo quản thuốc leflunomide như thế nào? 2 Liều dùng 2.1 Liều dùng thuốc leflunomide cho người lớn như thế nào? 2.2 Liều dùng thuốc leflunomide cho trẻ em […]

Đã cập nhật 31 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Leflunomide

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc leflunomide là gì?

Bạn có thể sử dụng leflunomide để điều trị viêm khớp dạng thấp khi mà hệ thống phòng thủ của cơ thể (hệ miễn dịch) không nhận ra cơ thể và tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh các khớp. Leflunomide giúp giảm thiểu các tổn thương, đau, sưng khớp và giúp bạn di chuyển tốt hơn. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và giảm sưng (viêm).

Một số tác dụng thuốc không được liệt kê trên nhãn được phê duyệt nhưng  bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn. Bạn chỉ dùng thuốc này điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Leflunomide cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn thải ghép nội tạng.

Bạn nên dùng thuốc leflunomide như thế nào?

Bạn nên dùng leflunomide bằng cách uống cùng với hoặc không cùng thức ăn, thường mỗi ngày một lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên dùng thuốc đúng theo quy định. Bạn có thể được hướng dẫn dùng liều lượng cao trong 3 ngày điều trị đầu tiên.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị.

Bạn cần sử dụng leflunomide thường xuyên để thấy tác dụng tối đa từ thuốc. Để tránh quên liều, bạn nên dùng vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Không tự ý ngưng dùng leflunomide mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sau khi ngưng điều trị, một loại thuốc khác (cholestyramine) có thể được dùng trực tiếp để giúp loại bỏ leflunomide từ cơ thể của bạn. Thủ thuật này được sử dụng nếu bạn cần loại bỏ nhanh chóng thuốc ra khỏi cơ thể của bạn (ví dụ như khi bạn chuẩn bị có con hoặc đang gặp tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc). Nếu không có những thủ thuật này, thuốc này có thể lưu lại trong cơ thể của bạn đến 2 năm. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có những thắc mắc khác.

Thông báo cho bác sĩ nếu triệu chứng của bạn kéo dài hoặc xấu đi.

Bạn nên bảo quản thuốc leflunomide như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc leflunomide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm khớp dạng thấp:

Liều nạp: bạn dùng 100 mg uống mỗi ngày một lần trong 3 ngày.

Liều duy trì: bạn dùng 10 đến 20 mg uống mỗi ngày.

Theo nghiên cứu (n = 263), bạn có thể dùng 100 mg mỗi ngày uống trong 2 ngày, tiếp theo là 10 mg leflunomide hàng ngày kết hợp với methotrexate (10-15 mg một tuần hoặc 15 đến 20 mg một tuần) và folate 1 mg một ngày.

Liều dùng thuốc leflunomide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc leflunomide có những dạng và hàm lượng nào?

Leflunomide có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 10mg, 20mg;
  • Viên bao phim 10mg, 20mg, 100mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc leflunomide?

Đến Bệnh Viện ngay lập tức  nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngừng sử dụng leflunomide và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
  • Đốm trắng hay lở loét trong miệng hoặc trên môi;
  • Đau ngực;
  • Đau ngực, ho khan, thở khò khè, cảm thấy khó thở (bạn cũng có thể bị sốt);
  • Đau hay rát khi đi tiểu;
  • Da nhợt nhạt, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường;
  • Buồn nôn, đau bụng, chán ăn, ngứa, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (hoặc mắt);
  • Sốt, đau họng và đau đầu với một rộp nặng, bong tróc, và nổi mẩn đỏ da.

Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau nhẹ bụng, tiêu chảy, chán ăn;
  • Giảm cân;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Đau lưng;
  • Tê hoặc ngứa ran;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, các triệu chứng cảm lạnh;
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc leflunomide bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng leflunomide, bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với leflunomide, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong viên thuốc leflunomide. Hỏi dược sĩ của bạn về danh sách các thành phần;
  • Bạn đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc kê toa và không kê toa khác, vitamin, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược;
  • Bạn đang hay đã từng bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng, ung thư hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ thống miễn dịch (bao gồm suy giảm miễn dịch của con người virus [HIV] và hội chứng suy giảm miễn dịch [AIDS]) hoặc bệnh thận;
  • Bạn nếu bạn đang cho con bú;
  • Bạn đang có kế hoạch có con, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc ngưng leflunomide và được điều trị để giúp loại bỏ leflunomide từ cơ thể của bạn một cách nhanh chóng hơn;

Bên cạnh đó, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng an toàn các loại đồ uống có cồn trong khi bạn đang dùng leflunomide.

Việc dùng Leflunomide có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang bị nhiễm trùng hoặc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ho, hoặc các triệu chứng giống như cúm. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong quá trình điều trị có dùng leflunomide như sốt; đau họng; ho; các triệu chứng giống cúm; vùng da ấm áp, màu đỏ, sưng hoặc đau đớn; đi tiểu đau đớn, khó khăn hoặc thường xuyên;  có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Việc điều trị với leflunomide của bạn có thể cần phải bị gián đoạn nếu bạn bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn có thể đã bị nhiễm bệnh lao (TB; nhiễm trùng phổi nghiêm trọng), nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Trong trường hợp này, leflunomide có thể làm cho nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và làm phát triển các triệu chứng. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có hoặc đã từng có TB, nếu bạn đã sống hoặc đến thăm một đất nước mà có bệnh lao, hoặc nếu bạn đã ở xung quanh một người có hoặc từng có bệnh lao. Trước khi bắt đầu điều trị với leflunomide, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm da để xem bạn có bệnh lao hay không. Nếu bạn có bệnh lao, bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng này với thuốc kháng sinh trước khi bạn bắt đầu dùng leflunomide.

Bạn cũng không tiêm phòng mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Bạn nên biết rằng leflunomide có thể gây huyết áp cao. Bạn cần phải kiểm tra huyết áp trước khi bắt đầu điều trị và thường xuyên trong khi bạn đang uống leflunomide.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc X đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc leflunomide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:

  • Cholestyramine (Questran®, Prevalite®, LoCHOLEST);
  • Rifampin (Rifadin®, Rimactane®).

Nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như:

  • Methotrexate (Rheumatrex®, Trexall®);
  • Thuốc ung thư;
  • Cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®, Gengraf®);
  • Sirolimus (Rapamune®), tacrolimus (Prograf®);
  • Basiliximab (Simulect®), muromonab-CD3 (Orthoclone®);
  • Mycophenolate mofetil (Cellcept®);
  • Azathioprine (Imuran®), etanercept (Enbrel®).

Leflunomide có thể gây tổn hại cho gan của bạn. Các tác dụng này được tăng lên khi bạn cũng sử dụng các loại thuốc khác có hại cho gan, chẳng hạn như:

  • Acetaminophen (Tylenol®);
  • Thuốc bệnh lao;
  • Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone;
  • Thuốc viêm khớp khác như auranofin (Ridaura®) hoặc aurothioglucose (Solganol®);
  • Một chất ức chế ACE như benazepril (Lotensin®), enalapril (Vasotec®), lisinopril (Prinivil®, Zestril®), quinapril (Accupril®), ramipril (Altace®) và các thuốc khác;
  • Một kháng sinh như erythromycin hoặc dapsone (EES, eryped, Ery-Tab, Erythrocin®, Pediazole®);
  • Thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan®), itraconazole (Sporanox®), hoặc ketoconazole (Nizoral) ®;
  • Thuốc cholesterol như niacin (Advicor®, Niaspan®, Niaco®r, Slo-Niacin® và các thuốc khác), atorvastatin (Lipitor®, Caduet®), simvastatin (Zocor®, Simcor®, Vytorin®);
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS như abacavir + lamivudine + zidovudine (Trizivir®), lamivudine (Combivir®, Epivir®), nevirapine (Viramune®), tenofovir (Viread®) hoặc zidovudine (Retrovir®);
  • Một NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) như ibuprofen (Advil®, Motrin®), naproxen (Aleve®, Naprosyn®, Naprelan®, Treximet®), celecoxib (Celebrex®), diclofenac (Arthrotec®, Cambia®, Cataflam®, Voltaren®, Flector Patch®, Pennsaid® , Solareze®), indomethacin (Indocin®), meloxicam (Mobic®);
  • Thuốc chống động kinh như carbamazepine (Carbatrol®, Tegretol®), phenytoin (Dilantin®), felbamate (Felbatol®), axit valproic (Depakene®).

Thức ănvà rượu bia có tương tác với thuốc leflunomide không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thuốc leflunomide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiền sử vấn đề máu hoặc tủy xương;
  • Tủy xương loạn sản;
  • Vấn đề hệ thống miễn dịch;
  • Nhiễm trùng nặng hoặc không kiểm soát được;
  • Bệnh gan, kể cả viêm gan B hoặc viêm gan C;
  • Bệnh phổi (ví dụ như bệnh phổi kẽ);
  • Tiền sử bệnh lao;
  • Yếu hệ thống miễn dịch – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc thể làm cho những tình trạng này tồi tệ hơn;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Vấn đề thần kinh – có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
  • Bệnh thận – sử dụng một cách thận trọng vì tác dụng có thể tăng lên do thuốc loại chậm ra khỏi cơ thể.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng bạn dùng quá liều bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Cực kỳ mệt mỏi;
  • Yếu đuối;
  • Da nhợt nhạt;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Khó thở.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tags: