Tìm hiểu chung
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:
- Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
- Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.
Bệnh lậu ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng. Bệnh lậu ở nữ giới cũng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu là gì?
Các triệu chứng bệnh lậu thường không xuất hiện ngay khi bạn bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 10-20 ngày sau khi nhiễm trùng. Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể gây phát ban, sốt và cuối cùng là đau khớp.
Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh lậu thường khác nhau ở nam và nữ.
Các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới gồm:
- Đau đi tiểu
- Đi tiểu nhiều hơn
- Mủ ở dương vật
- Đau hoặc sưng ở đầu dương vật
- Sưng hoặc đau ở tinh hoàn
- Đau dai dẳng
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ gồm:
- Dịch bất thường từ âm đạo
- Đau hoặc có cảm giác nóng khi đi tiểu
- Thường xuyên đi tiểu
- Đau họng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau ở vùng bụng dưới
- Sốt
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Tiểu đau;
- Tăng tiết dịch âm đạo;
- Chảy máu bất thường ở âm đạo;
- Ngứa hậu môn;
- Đau nhức, chảy máu hậu môn và đau khi đi đại tiện ở cả nam và nữ.
Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lậu?
Bệnh lậu được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus, có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:
- Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
- Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh lậu?
Bệnh lậu rất phổ biến và thường tác động đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra rằng họ bị bệnh lậu vì bệnh hiếm khi có triệu chứng.Bệnh này phổ biến ở những người thường hay quan hệ tình dục, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lậu nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là quan hệ tình dục không an toàn. Một số yêu tố nguy cơ gây bệnh như:
- Quan hệ tình dục
- Có bạn tình mới
- Có nhiều bạn tình
- Đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu
- Mắc các bệnh lậy truyền tình dục khác.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lậu?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lậu bằng cách:
- Đánh giá lâm sàng dựa trên bệnh án và xác định các triệu chứng đặc trưng;
- Sử dụng tăm để kiểm tra mẫu dịch tiết;
- Kiểm tra mẫu nước tiểu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lậu?
Bệnh thường được điều trị bằng một liều thuốc kháng sinh dạng tiêm và một viên thuốc kháng sinh.
Bạn nên đến tái khám 1 hoặc 2 tuần sau khi điều trị, vì có thể bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xác định xem bạn đã hết nhiễm trùng chưa.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lậu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn;
- Sử dụng bao cao su để che dương vật hoặc miếng cao su để che bộ phận sinh dục nữ giới khi quan hệ qua đường miệng;
- Không dùng chung đồ chơi tình dục, rửa hoặc che phủ chúng bằng bao cao su mới mỗi khi dùng;
- Tránh quan hệ tình dục khi bạn chưa sẵn sàng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Mẹ bầu cần lưu ý bệnh lậu khi mang thai
- Bệnh lậu ở nữ giới – mối đe dọa khôn lường
- Bệnh lậu: chữa sớm để phòng vô sinh và HIV