Lao hạt

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Lao hạt là bệnh gì? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao hạt là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao hạt? 4 Nguy cơ […]

Đã cập nhật 2 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Lao hạt

Tìm hiểu chung

Lao hạt là bệnh gì?

Lao hạt là một hình thức vi khuẩn lao khuếch tán trên diện rộng vào cơ thể con người và gây ra các tổn thương có kích thước nhỏ (1-5 mm). Thuật ngữ lao hạt (lao hạt kê) bắt nguồn từ một hình thù đặc biệt trên hình chụp X-quang ngực, hình thù này gồm nhiều đốm nhỏ tương tự như hạt kê phân bố trên khắp phế trường. Lao hạt có thể lây nhiễm đến bất kỳ các cơ quan nào, bao gồm phổi, gan và lá lách.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao hạt là gì?

Những bệnh nhân bị lao hạt thường có các dấu hiệu không đặc hiệu, chẳng hạn như ho và hạch to.
Lao hạt cũng có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng sau:

  • Gan to (40%)
  • Lá lách mở rộng (15%)
  • Viêm tụy (
  • Rối loạn chức năng tuyến thượng thận (tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone steroid để điều hòa chức năng nội tạng)
  • Tràn khí màng phổi
  • Tiêu chảy.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, tăng canxi máu, vết sần chorodial và tổn thương ở da:

  • Sốt. Nhiều bệnh nhân có cơn sốt kéo dài vài tuần cộng với việc nhiệt độ tăng cao đột ngột vào buổi sáng.
  • Tăng canxi máu. trường hợp này chiếm 16-51% trường hợp bệnh lao. Bác sĩ cho rằng tăng canxi máu xảy ra như là một phản ứng với tăng cường hoạt động của đại thực bào trong cơ thể. Như vậy, 1,25 calcitriol cải thiện khả năng tiêu diệt vi khuẩn của đại thực bào. Tuy nhiên, mức độ calcitriol cao hơn sẽ dẫn đến nồng độ canxi cao hơn và do đó trong một số trường hợp sẽ tăng canxi máu.
  • Vết sần màng mạch, tổn thương về thần kinh thị giác. Đây thường là dấu hiệu lao hạt trẻ em. Các tổn thương này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và số tổn thương khác nhau giữa các bệnh nhân. Vết sần màng mạch thường là triệu chứng chính của bệnh lao, vì sự xuất hiện của các vết sần này là một dấu hiệu chẩn đoán bệnh.
  • Viêm màng não. Số lượng người trưởng thành bị bệnh lao hạt mắc bệnh viêm màng não bệnh lao chiếm từ 10-30%, trẻ em chiếm từ 20-40%. Điều này xuất hiện sau khi khuẩn lao hạt lan đến não bộ, các không gian màng não và dẫn đến bệnh lao màng não.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao hạt?

Lao hạt là một hình thức của bệnh lao, kết quả của trực khuẩn lao di chuyển đến các cơ quan ngoài phổi, như gan, lá lách và thận. Các vi khuẩn lây lan từ hệ thống mạch phổi đến hệ thống bạch huyết và cuối cùng là máu. Tuy nhiên, cơ chế xảy ra điều này vẫn chưa được tìm hiểu rõ.

Các nhà khoa học có giả thiết cho rằng nhiễm lao là kết quả từ việc xói mòn của lớp biểu mô tế bào phế nang và sự nhiễm trùng lây lan vào tĩnh mạch phổi. Khi các vi khuẩn xâm nhập vào phía bên trái của tim và đi vào hệ tuần hoàn, chúng có thể sinh sôi và lây nhiễm sang các cơ quan ngoài phổi. Một khi bị nhiễm, các phản ứng miễn dịch trung gian tế bào được kích hoạt. Các đại thực bào sẽ bao quanh các vùng bị nhiễm, tạo thành các u hạt, từ đó gây ra bệnh lao hạt.

Vi khuẩn có thể tấn công các tế bào lót các phế nang và xâm nhập vào các hạch bạch huyết. Các vi khuẩn sau đó xâm nhập vào tĩnh mạch toàn thân và cuối cùng là phía bên phải của tim. Từ phía bên phải của tim, vi khuẩn sẽ sinh sôi và lan vào phổi, gây ra bệnh lao hạt.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lao hạt?

Lao hạt hiện diện trong khoảng 2% trong các trường hợp bệnh lao và chiếm tới 20% các trường hợp bệnh lao ngoài phổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh lao hạt bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hạt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lao hạt, chẳng hạn như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị mắc bệnh lao hạt
  • Sống trong điều kiện thiếu vệ sinh
  • Có chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Vô gia cư và HIV/AIDS.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lao hạt?

Các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm căn bệnh lao hạt bằng phương pháp được áp dụng trên các hình thức khác của bệnh lao, mặc dù có một số cuộc xét nghiệm phải được tiến hành trên cơ thể bệnh nhân để chẩn đoán chính xác. Cuộc xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực
  • Kiểm tra đờm
  • Nội soi phế quản
  • Sinh thiết mở phổi
  • Chụp CT/MRI
  • Cấy máu
  • Soi đáy mắt
  • Điện tim.

Xét nghiệm máu là một cách để chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn. Nhà khoa học đã ghi nhận được một loạt các biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân lao hạt như viêm màng não và lao não, đây là hai biến chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện sau khi điều trị kháng lao. Sự lây lan viêm mạch bạch huyết của ung thư phổi hiếm khi giống với lao hạt khi chụp X-quang.

Bác sĩ thường áp dụng các cuộc xét nghiệm da để phát hiện các hình thức khác của bệnh lao, nhưng đây không phải là phương pháp khả thi trong việc phát hiện bệnh lao hạt. Cuộc xét nghiệm da không có hiệu quả do số lượng âm tính giả cao. Âm tính giả có thể xảy ra vì tỷ lệ phản ứng lao tố cao hơn so với các hình thức khác của bệnh lao.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lao hạt?

WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc isoniazid và rifampicin trong 6 tháng, kèm với ethambutol và pyrazinamid trong 2 tháng đầu tiên. Nếu có bằng chứng cho thấy viêm màng não xuất hiện thì điều trị sẽ được kéo dài đến 12 tháng. Trong khi đó, hoa Kỳ đề nghị điều trị trong chín tháng. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc pyrazinamid, rifampin và isoniazid có thể gặp phải tác dụng phụ như viêm gan. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải dấu hiệu kháng thuốc, tái phát lại, suy hô hấp cấp và hội chứng suy hô hấp người lớn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao hạt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh lao hạt nếu áp dụng biện pháp sau:

Nghiên cứu cho thấy tiêm chủng BCG có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao hạt, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, bạn cần phải tiêm chủng BCG để phòng bệnh lao hạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 13 liệu pháp thảo mộc hữu ích cho bệnh lao ở trẻ em
  • Bệnh lao: thực trạng lây nhiễm ở Việt Nam
  • Nhận biết và phòng ngừa bệnh lao

Tags: