Làm quen kỹ năng mới: Lắng nghe thấu cảm

Với bất kỳ vị trí việc làm nào: việc làm tài xế, việc làm IT, việc làm remote, việc làm thuỷ sản, việc làm part time,… Có được kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được thiện cảm từ người đối diện và hoà nhập cùng đồng nghiệp một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, […]

Đã cập nhật 16 tháng 8 năm 2022

Bởi The Tips

Làm quen kỹ năng mới: Lắng nghe thấu cảm

Với bất kỳ vị trí việc làm nào: việc làm tài xếviệc làm ITviệc làm remoteviệc làm thuỷ sản, việc làm part time,… Có được kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được thiện cảm từ người đối diện và hoà nhập cùng đồng nghiệp một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt còn cực kỳ hữu dụng khi bạn thảo luận cùng đối tác, khiến cho buổi trò chuyện không trở nên căng thẳng và mọi yêu cầu thắc mắc của họ được giải đáp chính đáng. Thế nhưng, giao tiếp tốt không chỉ là biết cách trình bày thông tin rõ ràng, hài hước, cuốn hút, sôi nổi. Bạn đừng bỏ quên mặt còn lại của nghệ thuật giao tiếp: cách lắng nghe. Nhất là “lắng nghe thấu cảm”, với những tác động âm thầm mà mạnh mẽ, tích cực cho sự nghiệp.

Biết cách lắng nghe sẽ mang lại những lợi thế thực sự ở nơi làm việc
Biết cách lắng nghe sẽ mang lại những lợi thế thực sự ở nơi làm việc

Ở nơi làm việc, biết kỹ năng lắng nghe sẽ mang lại những lợi thế thực sự. Hiểu thông tin người khác nói giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và đúng thời hạn. Hơn nữa, lắng nghe thấu cảm để hiểu đồng đội và cấp trên sẽ khiến cho việc cộng tác càng hiệu quả, bền vững hơn.

Tham khảo thêm:

QC Là Gì? Nghề QC Như Thế Nào? Các Phương Pháp QC?

7 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao

Lắng nghe thấu cảm là gì?
Cốt lõi của việc “lắng nghe thấu cảm” là sự kết nối, khi bạn chủ định tiếp thu những điều mà đối phương nói (hoặc không nói ra) để tìm cách thấu hiểu thế giới nội tâm của họ.

Như vậy, để hiểu rõ hơn về đối phương, bạn phải dành toàn bộ sự chú ý cho họ. Khác với “lắng nghe tích cực” thông thường, bạn phải đặc biệt quan tâm vào việc thấu hiểu trải nghiệm cảm xúc của người nói. Lắng nghe tích cực thường dẫn đến một danh sách các hành động, còn lắng nghe thấu cảm sẽ tập trung vào sự kết nối mạnh mẽ hơn về tinh thần, nhu cầu, động lực và nhận thức của người khác. (Danh sách hành động sau đó chỉ là sản phẩm phụ của việc xây dựng mối quan hệ bền chặt, thay vì là mục tiêu hàng đầu).

Phương pháp nghe này đòi hỏi bạn phải tư duy vượt khỏi những câu chữ và câu chuyện bề mặt đang được nói tới để tự giải thích vì sao mà người kia nói chuyện đó, tại sao họ nói như thế và cảm nhận của họ khi nói. Từ đó, đồng cảm với họ và tạo ra một không gian mà người khác cảm thấy an toàn khi là chính họ. Đó sẽ là nền tảng cho sự giao tiếp cởi mở và trung thực giữa người nói và người nghe.

Cách lắng nghe thấu cảm
Để thể hiện sự lắng nghe thấu cảm, hãy thử áp dụng các bước này trong cuộc trò chuyện tiếp theo:

1. Tập trung vào câu chuyện
Bỏ qua những độc thoại nội tâm của riêng bạn, đặt điện thoại sang một bên và đặt sự chú ý của bạn vào người đối diện. Nếu một ý tưởng, việc cần làm bật ra và cản trở quá trình lắng nghe, hãy cứ tin rằng nếu nó thực sự quan trọng, bạn sẽ nhớ ra và quay lại với nó sau.

2. Quan sát các tín hiệu
Ngôn ngữ cơ thể: mức độ thoải mái của người đối diện đối với một chủ đề hoặc một cá nhân nào đó.

Nhịp độ nói có thể cho thấy sự thay đổi trong cảm xúc.
Nhịp độ nói có thể cho thấy sự thay đổi trong cảm xúc.

Sự tự tin: khi nói về những lĩnh vực họ không tự tin hoặc không có quyền hạn mọi người có xu hướng hạ thấp giọng và ngược lại.

Tiết tấu: sự thay đổi trong cảm xúc được thể hiện qua nhịp độ nói.

3. Đặt câu hỏi kết nối
Cố gắng tránh xa những câu hỏi dẫn dắt, gợi ý mà kết thúc thường dẫn đến câu trả lời “có” hoặc “không”. Thay vào đó, để mở đường cho câu trả lời của đối phương hãy thử hỏi những câu về “cái gì” hoặc “bằng cách nào”.

Ví dụ: thay vì hỏi “Bạn có nghĩ rằng cuộc họp đó thất bại không?”; hãy hỏi “Bạn nghĩ cuộc họp đó diễn ra thế nào?” để giữ tính trung lập và khách quan.

4. Điều chỉnh cách tiếp cận câu chuyện
Mỗi người đều có một chế độ nghe mặc định dựa trên bản tính có sẵn. Ví dụ: người bẩm sinh thích giải quyết vấn đề sẽ sẵn sàng cung cấp các giải pháp ngay lập tức. Hoặc người hòa giải bẩm sinh thì thích chỉ ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề để phân tích một cách khách quan. Nhưng đưa ra lời khuyên khi chưa được khuyến khích hoặc mổ xẻ vấn đề từ mọi góc độ có thể không phải là cái mà người đối thoại cùng thấy cần. Những cách tiếp cận câu chuyện như thế này không phù hợp để “thấu cảm”.

Vì vậy, trước khi đưa ra lập luận hay lời khuyên, hãy thử xem đó có thực sự là cái mà đối phương cần? Hay họ đang muốn một sự đồng cảm — chẳng hạn như khuyến khích, xác nhận hoặc thậm chí đồng tình. Nếu muốn chắc chắn về cách phản ứng, hãy thử hỏi: “Không biết lời khuyên của tôi trong trường hợp này có hữu ích với bạn không?” hoặc “Tôi có ý tưởng để giải quyết vấn đề này, bạn có muốn nghe thử không?”. Đơn giản hơn thì: “Bạn có muốn tôi đưa ra quan điểm gì không hay chỉ cần được lắng nghe?”.

5. Xác nhận lại thông tin
Nếu đang gặp phải tình trạng quá nhiều thông tin hỗn loạn, hãy hỏi lại để tránh thông tin không chính xác hoặc các giả định vô căn cứ trong quá trình nghe và hiểu. Điều này giúp bạn đảm bảo là mình đang hiểu ý người khác, cũng như thể hiện bạn quan tâm đến điều họ nói. Ví dụ: “Theo như tôi hiểu thì… Có đúng vậy không?”.

6. Chuyển hướng để lôi kéo cả những người khác

Lắng nghe theo cách này để xây dựng cuộc đối thoại bình đẳng và phù hợp cho tất cả mọi người
Lắng nghe theo cách này để xây dựng cuộc đối thoại bình đẳng và phù hợp cho tất cả mọi người

Khi khả năng lắng nghe của bạn được nâng cấp, bạn có thể bắt đầu tiếp thu nhiều hơn những gì đang được nói ra. Bạn có thể biết ai đang lạc đề hoặc ai đang bị “ra rìa” trong cuộc hội thoại. “Lắng nghe” theo cách này cho bạn phương tiện để xây dựng cuộc đối thoại bình đẳng và phù hợp cho tất cả mọi người. Hãy thử tìm cách chuyển hướng để mọi người đều có thể tham gia vào câu chuyện: “Ý tưởng này hay đấy. Nhưng có thể áp dụng như thế nào với công việc của bạn A, bạn B… nhỉ?” hoặc “Mọi người thấy sao về ý tưởng này?”.

Bạn sẽ hiểu đồng nghiệp sâu sắc hơn khi bạn áp dụng cách lắng nghe thấu cảm vào các cuộc trò chuyện, họp nhóm và họp ý tưởng. Khi biết điều gì khiến mọi người chú ý, nhu cầu nào có thể bị lấn át và cảm giác của ai đó vào lúc đó, bạn có thể tham gia một cách phù hợp và có tính hỗ trợ. Ít nhất, nó sẽ giúp bạn đồng cảm, tránh các xung khắc, hiểu nhầm và giao tiếp, cộng tác hiệu quả hơn với đồng đội xung quanh bạn.

Trong thời gian gần đây, tìm việc làm tại TPHCM đã trở nên không quá khó, bởi các công ty, doanh nghiệp và khu Công Nghiệp “mọc lên” ngày một nhiều, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho mọi người. Nếu yêu thích môi trường việc làm nơi đây, bạn có thể tham khảo qua việc làm Quận 12, việc làm Gò Vấpviệc làm Tân Phútuyển dụng Quận 9, việc làm Bình Tân, … Apply ngay nhé!

Từ khóa liên quan: garena tuyển dụng, fpt tuyển dụng, acb tuyển dụng, highland tuyển dụng, bamboo tuyển dụng, lg display tuyển dụng, pnj tuyển dụng, hasaki tuyển dụng, seabank tuyển dụng, family mart tuyển dụng, ministop tuyển dụng, yody tuyển dụng, kfc tuyển dụng, ila tuyển dụng, lalamove tuyển dụng, toyota tuyển dụng,…