Làm chưa tốt? Nói với sếp ra sao?

Dù cho bạn đang làm việc ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào: việc làm tài xế, việc làm IT, việc làm remote, việc làm bán thời gian, việc làm thuỷ sản,…Đôi khi hoạt động kém hiệu quả là chuyện bình thường. Đó cũng là lý do con người cần những kỳ nghỉ để làm mới bản thân. […]

Đã cập nhật 17 tháng 8 năm 2022

Bởi The Tips

Làm chưa tốt? Nói với sếp ra sao?

Dù cho bạn đang làm việc ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào: việc làm tài xế, việc làm ITviệc làm remoteviệc làm bán thời gianviệc làm thuỷ sản,…Đôi khi hoạt động kém hiệu quả là chuyện bình thường. Đó cũng là lý do con người cần những kỳ nghỉ để làm mới bản thân. Nhưng nếu bạn nhận thấy sự đi xuống trong công việc đáng báo động, đừng chỉ ngồi và đợi bị nhắc nhở, hãy cởi mở và chủ động nói chuyện đúng cách với cấp trên.

Một cuộc nói chuyện về sai lầm sẽ khó khăn nhưng cần thiết
Một cuộc nói chuyện về sai lầm sẽ khó khăn nhưng cần thiết

Bất kỳ lúc nào khó khăn trong công việc cũng có thể xảy ra, như bạn không đạt chỉ tiêu doanh số tháng hoặc một dự án không đạt hiệu quả như kế hoạch bạn mong muốn, chắc chắn sẽ khiến bạn rất ngại trình bày vấn đề với cấp trên. Nhưng né tránh chưa bao giờ là phương án tốt. Sếp chắc chắn sẽ khó chịu và nghi ngờ về năng lực của bạn.

Tất nhiên, đó cũng không phải là một cuộc nói chuyện dễ dàng. Để tạo ấn tượng rằng bạn vẫn là một nhân viên có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, hãy làm rõ 2 điều:

– Nói thật về hiệu quả không như ý của bạn trước khi sếp của bạn phát giác
– Trình bày giải pháp, không phải lời bào chữa

Rà lại tình hình

Đầu tiên, trong tình huống này bạn hãy cố gắng xác định nguồn gốc của vấn đề. Bạn cần phải xem xét: liệu ​​bạn có thực sự đang hoạt động kém hiệu quả hay không? Với nhiều nhân viên mới, có thể bạn đã nỗ lực rất nhiều, nhưng có nhiều lý do khiến bạn vẫn không đạt được kết quả mong đợi của tổ chức. Để chắc chắn, hãy rà soát lại xem đây là tình huống chỉ mới xảy ra 1 lần hay đã nhiều lần lặp đi lặp lại. Nếu là trường hợp thứ hai, bạn nên kiểm tra lại tư duy chuyên môn, cách triển khai công việc của bản thân. Mặt khác, nó cũng có thể là chỉ báo rằng bạn đang làm không đúng công việc.

Nhìn từ góc độ của sếp

Kế đến, hãy thử nhìn thành tích kém của mình dưới góc nhìn của sếp. Sếp của bạn sẽ phản ứng như thế nào trước tin tức này?

Có những cấp trên đơn giản là thích la lối, và bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý để đương đầu. Nhưng không vì thế mà lùi bước và trốn tránh báo cáo hay đợi đến khi “sếp có tâm trạng tốt hơn”. Ai cũng có những ngày không tốt – đánh giá sai thị trường, người nhà ốm… Nếu bạn may mắn, sếp bạn sẽ hiểu rằng sự phân tâm từ bên ngoài khó khiến cho mọi người trạng thái tốt nhất.

Chủ động nhận lỗi

Trong cuộc trao đổi với sếp, hãy nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn: “Em có công việc chưa hiệu quả lắm cần báo cáo”. Thứ hai, “thể hiện sự ăn năn và hối hận một cách thích hợp.” Một câu “Tôi xin lỗi” đầy sự chân thành sẽ giúp bạn đi được chặng đường dài. Cuối cùng, hãy trình bày rõ cách khắc phục của bạn.

Hãy chân thành hỏi ý kiến cấp trên về cách khắc phục
Hãy chân thành hỏi ý kiến cấp trên về cách khắc phục

Mục tiêu của bạn là tập trung vào việc sửa lỗi, đổ lỗi hay biện minh không phải cách hay. Trong những cuộc trao đổi có vẻ không dễ dàng thế này, việc kết thúc bằng một thông tin lạc quan có thể mang đến kết quả tích cực hơn. Mấu chốt là đừng cố vòng vo nếu được hỏi về các nguyên nhân gây lỗi.

Xin lời khuyên, chỉ đạo

Bạn cũng nên nhờ người quản lý hướng dẫn cách giải quyết mà họ cho rằng hợp lý hơn. Việc hỏi ý kiến ​​của sếp cho thấy rằng bạn tôn trọng trí tuệ, cũng như tin tưởng sự lãnh đạo của sếp.

Một điều cốt yếu: dù mắc lỗi, bạn không nên tỏ ra khúm núm.

Nghĩ cho tương lai xa

Nếu kết quả kém của bạn thực chất là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn như làm sai lĩnh vực, thiếu kỹ năng quan trọng thì bạn cần phải giải quyết nó rốt ráo. Nó đòi hỏi một cuộc trò chuyện riêng và dài hơi với cấp trên.

Bạn có thể đề xuất: “Sau khi khắc phục xong việc này, tôi muốn sắp xếp thời gian để hỏi ý kiến sếp về những gì tôi có thể làm về lâu dài để đảm bảo chuyện này không bao giờ xảy ra nữa”. Có thể bạn sẽ cần đăng ký một khóa học thường xuyên để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Hoặc cũng có thể là bạn cần tìm một vị trí phù hợp hơn với thế mạnh của bạn. Nếu bạn thể hiện rõ ràng mong muốn được tạo điều kiện để phát triển nghề nghiệp tốt hơn, đồng thời cũng có lợi hơn cho tổ chức, sếp có thể sẽ tạo điều kiện hỗ trợ bạn để sắp xếp thời gian đi học, hoặc chuyển bạn sang một vị trí, nhóm làm việc phù hợp hơn.

Ở bất kỳ vị trí nào, không ai có thể trở thành nhân viên hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn sẵn sàng học những kiến thức mới từ sai lầm, có kỹ năng lắng nghe, tiếp thu và tiến về phía trước để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Hiện nay, bạn có thể phát triển tiềm năng của bản thân ở nhiều vị trí công việc trên khắp mọi nơi, chẳng hạn: việc làm tại Hà Nộiviệc làm Đà Lạtviệc làm Đồng Thápviệc làm tại Đà Nẵngviệc làm Quy Nhơn, việc làm Hải Phòng,… Hãy chủ động lắng nghe, tiếp thu những lời nhận xét đánh giá như một nguồn động lực giúp tại tiến về phía trước. Và hãy học hỏi thật tích cực từ thế giới xung quanh, bạn sẽ sớm đi đến mục tiêu của cuộc sống bằng con đường đúng đắn nhất!

Từ khóa liên quan: shinhan bank tuyển dụng, starbucks tuyển dụng tphcm, lg display tuyển dụng, hasaki tuyển dụng, toyota tuyển dụng

Nguồn ảnh: Pexels