Kỹ năng nhận thức: Định nghĩa, vai trò và cách rèn luyện hiệu quả

Mỗi một vị trí công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Vị trí càng cao, bạn càng cần trau dồi những kỹ năng phức tạp, đòi hỏi tư duy mạnh mẽ hơn. Trong đó, kỹ năng nhận thức là một trong những điều kiện cần để bạn trở thành phiên bản tốt […]

Đã cập nhật 6 tháng 2 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Kỹ năng nhận thức: Định nghĩa, vai trò và cách rèn luyện hiệu quả

Mỗi một vị trí công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Vị trí càng cao, bạn càng cần trau dồi những kỹ năng phức tạp, đòi hỏi tư duy mạnh mẽ hơn. Trong đó, kỹ năng nhận thức là một trong những điều kiện cần để bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, có cơ hội vươn đến những vị trí cao trong xã hội. Cùng camly Academy tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ năng nhận thức cũng như cách rèn luyện hiệu quả trong bài viết sau!

Kỹ năng nhận thức là gì? Ví dụ về kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức là khả năng phân tích, suy nghĩ sáng tạo cũng như nắm bắt những ý tưởng trừu tượng và phức tạp. Người có kỹ năng nhận thức tốt có thể nhìn nhận tốt hơn về bản thân, làm nền tảng phát triển cho các hành động bên ngoài. Nhờ đó, mọi việc sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

Kỹ năng nhận thức là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến một số ví dụ như: sự kỷ luật, khả năng lên kế hoạch, khả năng liên kết, khả năng điều chỉnh chiến lược, sự sáng tạo, khả năng điều phối để đạt được mục tiêu đề ra. Người nắm giữ chức vụ/vị trí càng cao thì kỹ năng nhận thức càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu công việc.

Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hình dung về kỹ năng nhận thức một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn: 

A là trưởng phòng kinh doanh tại một công ty mỹ phẩm, cô quản lý một nhóm nhân viên gồm 5 người. Giám đốc yêu cầu cô lập kế hoạch và chiến lược bán hàng cho tháng tới với mục tiêu tăng 15% so với tháng trước. 

Sau đó, A đã điều phối và chia công việc cụ thể cho nhóm của mình, tiến hành phân tích thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Kết quả, nhóm của cô đã tăng doanh thu tháng đó lên 20%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Như vậy, A đã vận dụng khéo léo các kỹ năng nhận thức để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Vai trò của kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức có thể mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tăng khả năng tập trung, đẩy mạnh hiệu suất học tập và làm việc.
  • Làm tiền đề cho sự sáng tạo, đổi mới dựa trên những hiểu biết sẵn có.
  • Luôn sẵn sàng đối diện với những thử thách trong công việc và cuộc sống nhờ khả năng hiểu rõ bản thân và điều chỉnh được cách ứng phó phù hợp trước các sự kiện xảy ra.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh nhờ rèn luyện được sự chủ động, kỷ luật, dễ dàng thích nghi và biết tạo động lực cho bản thân.
  • Tăng năng suất làm việc nhờ khả năng đánh giá, nhận định, ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra.
  • Thiết lập khả năng tự điều chỉnh và quản lý mục tiêu hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hoàn thành công việc.
vai-tro-ky-nang-nhan-thuc

Tìm hiểu kỹ năng nhận thức trong quản trị

Nhà quản trị cần vận dụng các kỹ năng nhận thức để có cái nhìn tổng quát về nội bộ công ty cũng như sự biến đổi của thị trường. Từ đó, họ mới có thể đưa ra các quyết định và chiến lược phát triển phù hợp. 

Ngoài ra, trong quản trị còn có 2 kỹ năng phổ biến khác là kỹ năng con người và kỹ năng kỹ thuật. Người lãnh đạo cần có khả năng giao tiếp, điều phối các mối quan hệ trong công ty và kiến thức, năng lực để thực hiện công việc. 

Nhìn chung, 3 kỹ năng này đều quan trọng và song hành với nhau khi quản trị tổ chức. Tuy nhiên, đối với các cấp độ quản lý khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Cụ thể:

  • Nhà quản lý cấp cao: Sử dụng kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người và cả kỹ năng kỹ thuật để hoạch định chiến lược và quản trị bộ máy công ty.
  • Quản lý cấp trung: Sử dụng kỹ năng con người để giao tiếp với cấp trên và cấp dưới. Đồng thời, họ cũng ứng dụng kỹ năng nhận thức để xác định mục tiêu và các hoạt động để đạt được.
  • Quản lý cấp cơ sở: Cấp độ này không yêu cầu quá nhiều về kỹ năng nhận thức, chủ yếu là kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng con người.

Kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân

Nhận thức về bản thân là khi bạn biết chính xác cảm xúc của mình như thế nào và mình muốn làm gì trong những tình huống nhất định. Kỹ năng này sẽ giúp bạn khám phá được tính cách, thói quen, thái độ, suy nghĩ… của bản thân.

Ngoài ra, nhận thức giá trị bản thân một cách đúng đắn còn hỗ trợ bạn tìm kiếm và khai phá những năng lực tiềm ẩn bên trong. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách đặt mục tiêu phấn đấu trong tương lai, khiến cuộc sống trở nên tích cực hơn. 

Trong thực tế, quá trình tự nhận thức giá trị của bản thân gồm 2 yếu tố sau:

  • Kỹ năng lắng nghe: Lúc này, bạn sẽ tự cảm nhận bản thân mình hoặc chắt lọc thông tin từ nhận xét của mọi người xung quanh. Sau khi lắng nghe, bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu, nguyện vọng và mục đích của chính mình.
  • Bộc lộ bản thân mình: Điều này thể hiện qua việc giao tiếp, cởi mở và tương tác với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Lúc này, người khác sẽ hiểu rõ hơn về bạn và đưa cho bạn những nhận xét chính xác. Nếu bạn thường tự ti về mọi thứ xung quanh, hãy thử mở lòng và tìm cơ hội bày tỏ với những người yêu thương mình. Mỗi người đều có khiếm khuyết và sai lầm nhưng dám đối mặt với sự thật mới là người phi thường và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

7 cách giúp bạn rèn luyện và cải thiện kỹ năng nhận thức hiệu quả

Lập kế hoạch cho bản thân

Đây là một trong những cách giúp bạn cải thiện kỹ năng nhận thức một cách đơn giản và hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện ngay. Hãy lập kế hoạch thật chi tiết về những việc bạn cần làm cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng, quản lý thời gian hiệu quả hơn rất nhiều. 

Tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của chính mình

Nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn tự tin phát huy lợi thế sẵn có và tìm cách cải thiện những khuyết điểm đang gây trở ngại cho bạn. Đây cũng là cơ sở để bạn biết được lý do vì sao mình thất bại hay thành công, có cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất về chính mình.

Cân nhắc về các mục tiêu 

cach-ren-luyen-ky-nang-nhan-thuc

Đối với con người, mục tiêu chính là động lực để phát triển, hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Người có mục tiêu sẽ biết cách đưa ra những lựa chọn, định hình cuộc đời rõ ràng hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần cân nhắc đến các mục tiêu để rèn luyện kỹ năng nhận thức. Bạn có thể bắt đầu bằng những mục tiêu nhỏ như đọc 5 trang sách mỗi ngày, bỏ các thói quen xấu và dần hướng đến những mục tiêu to lớn hơn.

Thực hành thiền định

Thiền định có thể giúp bạn thư giãn, cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe thể chất và cảm xúc. Đây chính là nền tảng để bạn nâng cao nhận thức về cảm xúc, nhìn nhận đúng đắn hơn về mọi thứ xung quanh với sự công bằng, toàn diện.

Bên cạnh đó, thiền định còn có thể hỗ trợ cải thiện sự tập trung, tăng cường chánh niệm nhằm khám phá ra nhiều cách giải quyết vấn đề tích cực hơn.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe được biểu hiện bằng việc lắng nghe chủ động. Nghĩa là bạn nghe với sự chú tâm, thấu hiểu và chia sẻ. Đây là cách giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn, thấu cảm trước những thông tin tiếp nhận từ người khác.

Tập viết nhật ký

Tập viết nhật ký cũng là một cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng nhận thức. Nhờ việc viết lách, bạn sẽ có sự kết nối sâu sắc với bản thân, là cách hữu hình để bạn nhìn lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình sau này. Bên cạnh đó, viết nhật ký cũng giúp bạn nhìn nhận về những thay đổi của bản thân theo thời gian một cách trung thực và chi tiết nhất. 

Tham gia khóa học miễn phí tại Camly Academy

Nếu bạn muốn phát triển kỹ năng nhận thức một cách bài bản, chi tiết hơn, hãy đăng ký cho mình một khóa học phát triển bản thân hoàn toàn miễn phí từ Camly Academy. Đây là chủ đề được nền tảng giáo dục trực tuyến Camly Academy vô cùng chú trọng bên cạnh việc phát triển các kiến thức nền tảng về chuyên môn khác. Với những người muốn tiến xa và thành công hơn trong cuộc sống, những kỹ năng mềm chính là điều kiện đủ mà bạn nên hoàn thiện càng sớm càng tốt.

khoa-hoc-ky-nang-nhan-thuc

Khi tham gia các khóa học tại Camly Academy, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những tư tưởng mới, những kiến thức được chắt lọc từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Qua đó, bạn sẽ nhanh chóng tích lũy cho mình các kiến thức cần thiết để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể nâng cao thu nhập của bản thân nếu chia sẻ với người dùng khác, đồng thời xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả hơn.

Mỗi một kỹ năng mềm đều đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn cuộc sống. Do đó, bạn nên dành thời gian rèn luyện ngay từ bây giờ, tạo cho mình một nền tảng vững chắc trong tương lai. Trong đó, kỹ năng nhận thức là sự tổng hòa của rất nhiều kỹ năng mềm khác, cần một sự đầu tư nghiêm túc và bài bản hơn. Vậy nên, đừng chần chừ nữa mà hãy đăng ký ngay cho mình một khóa học tại Camly Academy, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình trong thời gian ngắn nhất!

Nguồn: Kỹ năng nhận thức: Định nghĩa, vai trò và cách rèn luyện hiệu quả

Tags: