Bí quyết chọn kích thước tay nắm tủ và núm tay nắm tủ đơn giản

Tay nắm tủ là một phụ kiện nhỏ, yêu cầu đầu tư tài chính khá ít so với các khoảng mục đầu tư trong tủ bếp hoặc trong nhà. Tuy nhiên, để lựa chọn kiểu dáng và kích thước tay nắm tủ phù hợp, vừa đáp ứng việc đóng mở cửa thuận tiện, vừa góp […]

Đã cập nhật 22 tháng 3 năm 2024

Bởi Thảo Phạm

Bí quyết chọn kích thước tay nắm tủ và núm tay nắm tủ đơn giản

Tay nắm tủ là một phụ kiện nhỏ, yêu cầu đầu tư tài chính khá ít so với các khoảng mục đầu tư trong tủ bếp hoặc trong nhà. Tuy nhiên, để lựa chọn kiểu dáng và kích thước tay nắm tủ phù hợp, vừa đáp ứng việc đóng mở cửa thuận tiện, vừa góp phần Làm đẹp không gian nội thất là điều không hề dễ dàng đối với các chủ đầu tư và đôi khi cả những người thiết kế nội thất.

kích thước tay nắm tủ kéo

Hiểu đúng về kích thước tay nắm tủ

Một số thuật ngữ dùng cho tay nắm tủ mà bạn cần nắm trước khi chọn lựa bao gồm:

Khoảng cách tâm vít (Từ tâm vít đến tâm vít): Là khoảng cách giữa tâm hai lỗ vít trên tay nắm. Đây là cách đo cơ bản để xác định kích thước tay nắm tủ.

Chiều dài tổng thể: Là độ dài từ đầu này sang đầu kia của tay nắm. Bao gồm cả chiều dài toàn bộ của tay nắm, không chỉ khoảng cách giữa các lỗ vít.

Chiều cao: Là độ cao của tay nắm sau khi lắp đặt trên tủ. Chỉ ra mức độ tay nắm nhô ra khỏi bề mặt tủ.

Đường kính: Là đường kính của một núm tay nắm nếu nó là hình tròn. Đối với tay nắm khác, đường kính thường chỉ ra chiều rộng hoặc độ dày.

Tay nắm tủ thường có chiều dài tổng thể lớn hơn so với chiều dài tâm vít. Tuy nhiên, vẫn có một số thiết kế có sự chênh lệch ít so với chiều dài tâm vít. Việc hiểu rõ chiều dài tâm vít và chiều dài tổng thể giúp dễ dàng lắp đặt và đảm bảo sự cân đối về kích thước cho tay nắm tủ, mặt ngăn kéo hoặc cánh cửa.

Kích thước tay nắm tủ và núm tay nắm tủ tiêu chuẩn

Kích thước núm tay nắm tủ: núm tay nắm tủ thường được gắn vít vào vị trí trung tâm của cánh tủ hoặc ngăn kéo. Có nhiều thiết kế khác nhau cho núm tay nắm tủ, bao gồm hình tròn, hình chữ nhật và dạng thanh tròn ngắn. Các thông số quan trọng của núm tay nắm tủ bao gồm đường kính núm, đường kính chân (vị trí bắt vào ngăn kéo hoặc cánh cửa), và chiều cao tính từ mặt tủ trở lên. Kích thước phổ biến của núm tay nắm tủ là đường kính núm từ 15-35mm, đường kính chân từ 8-18mm, và chiều cao từ 17-30mm. Hiện nay, núm tay nắm tủ thông thường có kích thước 35x10x11mm (Đường kính x chiều cao x đường kính chân núm). Một số ngăn kéo lớn hơn có kích thước đường kính lên đến 40mm.

Kích thước tay nắm tủ kéo: tay nắm tủ tiêu chuẩn theo khoảng cách vít sẽ là 96mm phù hợp với các ngăn kéo nhỏ hoặc các đồ nội thất chiếm ít không gian, 128mm phù hợp với hầu hết các vật dụng trong nhà, 160mm phù hợp với các ngăn kéo lớn hoặc nội thất cần không gian lớn hơn như tủ tivi. Ngoài ra, các kích thước 192mm, 224mm, 256mm sẽ ít phổ biến hơn, phù hợp với tay nắm cửa lùa, tủ bếp cao cấp, nhà hàng hoặc tủ quần áo lớn.

Lưu ý khi lựa chọn kích thước tay nắm tủ

các loại tay nắm tủ kéo

Kích thước cửa tủ: tay nắm tủ cần có kích thước phù hợp với kích thước cửa tủ, giúp đảm bảo việc đóng mở tủ được dễ dàng và thuận tiện.

Số lượng tay nắm tủ: nếu tủ kéo hoặc tủ quần áo có nhiều cánh, hãy chọn tay nắm tủ có kích thước 96mm để tránh gây rối mắt.

Kiểu dáng của tủ: đối với kiểu dáng tủ hiện đại, hãy chọn tay nắm dạng tròn kích thước 25mm hoặc dạng thanh tròn 32mm nhỏ gọn. Đối với dáng rủ cổ điển, hãy chọn tay nắm tủ có kích thước lớn trên 160mm để đem lại vẻ đẹp sang trọng.

Đo chính xác vị trí lắp đặt: việc đo chính xác kích thước vị trí lắp đặt sẽ giúp bạn chọn lựa tay nắm phù hợp với kích thước và từng không gian. Điều này tạo sự cân đối và hài hoà cho căn nhà.

Tay nắm tủ chính là điểm nhấn thẩm mỹ, tăng tiện dụng cho tủ bếp và tủ quần áo. Vì thế hãy chọn kích thước phù hợp với từng ngăn kéo và cánh cửa để hoàn thiện không gian nội thất của bạn.

Tags: