Khối u hay được đánh đồng với ung thư. Thực tế về mặt y khoa, khối u dùng để chỉ chung một khối mô tăng sinh có thể lành tính hoặc ác tính. Khối u có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, từ nơi dễ nhận biết như ngoài da đến nơi khó biết bằng mắt thường như trên não hoặc lồng ngực, ổ bụng… Tùy theo vị trí xuất hiện và bản chất của khối u mà triệu chứng thay đổi rất khác nhau, nhưng tựu chung các khối u lành tính thường khu trú và không xâm lấn còn ung thư thì có độ xâm lấn cũng như di căn cao nếu không được kịp thời điều trị.
Tìm hiểu chung
Khối u là tình trạng gì?
Khối u, hay khối mô tân sinh, một thuật ngữ không đặc hiệu thường được dùng để mô tả khối mô bất thường có dạng rắn hoặc chứa dịch. Khối u có thể lành tính (có thể chữa được), tiền ác tính (tiền ung thư) hay ác tính (ung thư).
Khối u có rất nhiều loại và được đặt tên dựa trên hình dạng cũng như đặc điểm mô tại chỗ mà chúng xuất hiện.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng khối u?
Các triệu chứng phổ biến của khối u bao gồm:
- Nhức đầu;
- Co giật (động kinh);
- Mất giác quan cảm nhận và kiểm soát vận động;
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT hay là cục máu đông);
- Mất thính lực;
- Mất thị lực;
- Mệt mỏi;
- Phiền muộn;
- Thay đổi hành vi và nhận thức;
- Rối loạn chức năng nội tiết (thay đổi các tuyến nội tiết hay thay đổi hormone).
Những triệu chứng này có thể liên quan với loại, kích thước và/hoặc vị trí của khối u, cũng như các phương pháp điều trị được sử dụng để kiểm soát tình trạng này. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu và các phương pháp điều trị khác đều có khả năng làm xuất hiện các triệu chứng khác khi mà các phương pháp này giảm kích thướt của các khối u.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng khối u?
Nói chung, một khối u tăng sinh là kết quả từ sự phát triển bất thường của mô. Thông thường, cơ thể có thể điều hòa sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Các tế bào già lỗi và mất chức năng sẽ tự chết đi theo quá trình ” tự chết theo chương trình của tế bào”. Sau đó, các tế bào mới và khỏe mạnh được sinh ra để thay thế các tế bào đã chết. Khối u xuất hiện khi quá trình “chết theo chương trình của tế bào” không xảy ra hay xảy ra quá ít, kết quả là các tế bào già lỗi không chết đi trong khi các tế bào mới được sinh ra liên tục.
Các tế bào ung thư tăng trưởng theo cách tương tự nhưng không giống như các tế bào trong khối u lành tính, tế bào ung thư có thể xâm lấn các mô lân cận và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, quá trình này được gọi là di căn.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải khối u?
Khối u là tình trạng rất phổ biến. Mỗi năm, hàng triệu người đã được chẩn đoán có khối u với đủ loại khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng khối u?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải khối u, chẳng hạn như:
- Các chất độc hại từ môi trường. Tiếp xúc với chất phóng xạ ion hóa sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở não. Bên cạnh đó, nếu người mẹ ăn nhiều trái cây và rau quả trong khi mang thai, trẻ ăn nhiều trái cây rau củ và trẻ từng mắc thủy đậu sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển các khối u ở não.
- Các yếu tố nguy cơ di truyền. Các yếu tố nguy cơ về đột biến gen có thể không di truyền từ bố mẹ mà có thể xuất hiện theo thời gian. Những bất thường này có thể thay đổi cách thức các tế bào phát triển, cuối cùng dẫn đến sự hình thành khối u.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng khối u?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chẩn đoán khối u, sau đó theo dõi tiến trình khối u để xem khối u có biến mất, thu nhỏ, giữ nguyên hoặc đã biến đổi hay không. Cũng giống như nhiều bệnh khác, quá trình theo dõi một khối u ở não có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Khám thần kinh;
- Các loại chụp hình cắt lớp não;
- X-quang;
- Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm;
- Phân tích ADN;
- Thủ thuật sinh thiết;
- Các khối u não ác tính và lành tính;
- Phân độ khối u.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng khối u?
Việc điều trị phụ thuộc vào vị trí và loại khối u. Các khối u lành tính có thể bỏ qua hoặc các bác sĩ có thể phẫu thuật để giảm kích thước các u lành này hay loại bỏ chúng hoàn toàn. Đối với các khối u ung thư, bạn có thể lựa chọn hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch, bức xạ hoặc phẫu thuật.
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có rất nhiều loại thuốc chống ung thư cần phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên điều trị ung thư bằng thuốc.
Liệu pháp nhắm trúng đích là một phương pháp điều trị ung thư mới bằng cách sử dụng thuốc hoặc các hoạt chất khác đã được điều chế nhằm tác động chính xác đến các tế bào khối u mà ít ảnh hưởng tới các tế bào bình thường.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị có sử dụng một số thành phần của hệ thống miễn dịch của con người để chống lại khối u.
Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lượng tia X cường độ cao, các hạt vật chất khác hay các loại sóng để phá hủy các tế bào ung thư. Phác đồ xạ trị thường bao gồm số lần điều trị cụ thể trong một khoảng thời gian. Xạ trị có thể được sử dụng cùng với các phương pháp khác.
Phẫu thuật là việc cắt bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh nhằm loại bỏ nguy cơ còn sót các mô ung thư trong khi phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng khối u?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi nhiều;
- Tập thể dục. Các hoạt động thể chất có thể tăng cường thể lực cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số hoạt động bạn nên áp dụng là tập thể dục thường xuyên, chạy bộ, bơi lội, v.v.;
- Ăn uống điều độ. Bạn cần phải tuân thủ theo một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng chế độ ăn ít chất béo bão hòa nhưng giàu axit béo omega-3, những thực phẩm từ dầu ô liu và cá, sẽ có ích cho cơ thể bạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về điều này. Hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng;
- Giải tỏa căng thẳng. Bạn cần phải loại bỏ căng thẳng vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của khối u. Yoga, thái cực, massage, thiền hay hít thở sâu là một số phương pháp hiệu quả có thể giúp được bạn.
Dù lành hay ác tính thì khi phát hiện khối u trên cơ thể, bạn nên đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đối với các khối u ở bên trong cơ thể như ngực, bụng… khám lâm sàng đôi khi không thể chẩn đoán sớm sự xuất hiện của u. Ngày nay, nhiều loại u ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tùy theo tuổi, cơ địa và yếu tố nguy cơ gia đình của bạn mà bác sĩ sẽ cho những chỉ định xét nghiệm sớm để tầm soát ung thư. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.